Lịch Sử Vùng Trà Thái Nguyên

trà thái nguyên, chè thái nguyên, trà tân cương thái nguyên, trà xanh thái nguyên, trà xanh, chè xanh

Theo truyền thuyết thì họ Hồng Bàng của Việt Nam khi xưa là hậu duệ của Đế Minh. Mà Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông. Mà cũng theo truyền thuyết thì chính Thần Nông cũng chính là người phát hiện ra cây trà.

Chuyện kể là khi Thần Nông đang ngồi nấu nước dưới một gốc cây trong rừng. Hơi nước bốc lên làm cho lá của cây rơi thẳng vào nồi nước. Ông uống thứ nước lá này thì bỗng thấy cơ thể khoan khoái lạ thường. Và chính lá đó là lá của cây trà.

Một số bằng chứng cho thấy là người Việt cổ đã có ‘dính líu’ đến cây trà từ rất lâu. Vào năm 1974, thì hang Con Moong được phát hiện ở Thanh Hoá. Các nhà khảo cổ tìm được một số bằng chứng cho thấy giai đoạn người Việt cổ đang chuyển từ săn bắt hái lượm sang nông nghiệp sơ khai. Và cái quan trọng là họ tìm thấy hoá thạch của hạt giống cây trà ở trong hang.

Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào những năm 1850s. Thì một trong những mục tiêu của họ chính là xây dựng nên một nền công nghiệp trà mạnh ở nước ta. Để phục vụ cho việc xuất khẩu trà đi Pháp cũng như Châu Âu.

Không chỉ Pháp mà những đế quốc khác cũng có kế hoạch tương tự vào giai đoạn này. Như Anh đối với thuộc địa Ấn Độ và Sri Lanka của họ. Hay sau này là Nhật đối với Đài Loan.

Xem thêm:  Cây Chè Xanh: Nguồn Gốc & Cách Trồng Tại Nhà

Vào thế kỷ 19 thì người Pháp đã bắt đầu thu mua trà bản địa ở Việt Nam để xuất đi Pháp. Và bắt đầu đi khảo sát địa điểm để xây dựng trạm nghiên cứu cũng như nông trường trà quy mô công nghiệp.

Họ thành lập nông trường trà đầu tiên vào năm 1890 ở Phú Thọ. Đến năm 1918 thì người Pháp thành lập Trạm Nghiên Cứu Nông Lâm Nghiệp Phú Thọ. Mục đích chính của trạm này là nghiên cứu về trà. Cũng như các loại cây nông lâm nghiệp khác như cây cây có dầu và cây sơn.

Đến đầu những năm 1922 thì một người đàn ông đến từ Tân Cương (Thái Nguyên ngày nay) đã ghé thăm nông trường và trạm nghiên cứu ở Phú Thọ để xin cây trà giống để trồng ở Tân Cương. Ông tên là Vũ Văn Hiệt, và đến nay thì ông vẫn được gọi là “ông tổ trà Tân Cương”.

Theo Họ Vũ Võ Việt Nam, ông Vũ Văn Hiệt là người gốc Hưng Yên. Bố ông mê nghề mộc và là một thợ mộc có tiếng. Chính vì vậy nên ông cũng học việc và theo nghề của gia đình.

Khi công việc đang diễn ra thuận lợi. Thì Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra. Thực dân Pháp bắt trai tráng ở những nước thuộc địa gia nhập đội quân lê dương của họ. Người có tay nghề như ông Hiệt thì không phải ra mặt trận. Mà được phục vụ trong nhà máy sản xuất máy bay của Pháp.

Xem thêm:  6 Tác Dụng Tốt Cho Sức Khoẻ Của Trà Móc Câu

Chiến tranh diễn ra vài năm thì kết thúc. Ông Hiệt được người Pháp cho về nước. Nhờ có công phục vụ trong quân đội. Nên ông được người Pháp cấp giấy phép và kinh phí để khai khẩn vùng đất Tân Cương.

Nhận thấy trà là dòng sản phẩm có giá trị cao (vào thời bấy giờ). Nên vào năm 1922 thì ông sang Phú Thọ để xin cây trà giống về trồng ở những vùng đồi thấp của xã. Nhiều nguồn cho thấy giống trà ông Hiệt xin về là giống trà Trung Du cổ của Việt Nam.

Giống trà này thích hợp để sản xuất trà xanh. Loại trà ưa thích của người Việt từ xưa cho đến hiện tại. Chứ ông không xin giống trà Assam. Loại trà chuyên dùng để sản xuất trà đen để xuất khẩu.

Vào năm 1925 thì người Pháp xây dựng nhà máy chuyên sản xuất trà đen ở Phú Thọ. Họ nhập máy móc do Anh chế tạo ra để chế biến trà đen thành phẩm. Cũng vào năm này thì ông Hiệt cũng mở xưởng chế biến trà theo quy mô bán công nghiệp. Nhưng là để sản xuất trà xanh.

Xem thêm:  Nước Trà Xanh: Nên Tự Nấu Hay Mua Nước Đóng Chai?

Với thương hiệu Trà Con Hạc thì ông Hiệt có đại lý ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Vào năm 1935 thì trà của ông đạt giải nhất trong một cuộc thi tại nhà Đấu Xảo ở Hà Nội. Giúp cho trà Tân Cương nổi tiếng khắp nơi.

Sau năm 1945, thì thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam. Nên thị trường trà xuất khẩu của Việt Nam cũng đi xuống. Mặc dù phục vụ chủ yếu cho thị trường trong nước. Nhưng trà xanh Thái Nguyên cũng bị ảnh hưởng nhiều. Một phần là do ảnh hưởng của chiến tranh. Phần khác là do lương thực hạn chế nên các loại thực phẩm khác được ưu tiên hơn là trà.

Vào năm 1964 thì Thái Nguyên cùng với Bắc Kạn được hợp nhất là một tỉnh chung gọi là Bắc Thái. Nên trà từ nơi đây hay được gọi là trà Bắc Thái hay ngắn gọn là trà Bắc. Đến ngày nay thì nhiều người vẫn gọi trà Thái Nguyên là trà Bắc theo cách gọi cũ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *