Trà Bắc: Mua Trà Bắc Thái Nguyên Chính Gốc

Trà Bắc là một danh từ nói về trà rất nổi tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn những người bán trà đều giải nghĩa sai từ này. Họ định nghĩa kiểu như “trà Bắc là trà đến từ miền Bắc”. Trong khi đó thì từ Trà Bắc gắn liền với một số yếu tố lịch sử.

Thế nên, trong bài viết này thì bạn sẽ được biết về sự ra đời của từ “Trà Bắc”. Cũng như những vấn đề khá thú vị liên quan đến loại trà này.

NGUỒN GỐC TỪ TRÀ BẮC

Trà Bắc là cách gọi ngắn gọn của Trà Bắc Thái. Và Bắc Thái là một địa danh xưa có thật của Việt Nam. Nói là xưa chứ cái tên Bắc Thái vẫn còn tồn tại cho đến năm 1997, năm mà tỉnh Bắc Thái được tách ra thành 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Trà Bắc: Mua Trà Bắc Thái Nguyên Chính Gốc 8

Và từ Trà Bắc ở đây chính là nói đến một loại trà đặc sản của tỉnh Bắc Thái khi xưa. Chứ không phải kiểu định nghĩa sai của nhiều người bán trà đó là “trà Bắc là cách người miền Nam gọi trà đến từ miền Bắc”. Từ Trà Bắc là chỉ dành riêng cho Trà đến từ tỉnh Bắc Thái khi xưa. Và hiện nay chính là Trà Thái Nguyên.

Trà Bắc còn được dùng để chỉ giống trà đến từ tỉnh Bắc Thái. Có một giai đoạn thì người dân đã di cư từ các tỉnh phía Bắc vào khu vực Bảo Lộc. Họ mang theo cây giống trà để trồng tại Bảo Lộc. Và những cây trà này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Và Bảo Lộc vẫn sản xuất Trà Bắc bình thường.

LỊCH SỬ CỦA TRÀ BẮC THÁI

Tỉnh Bắc Thái Bị Tách Ra Lần 1

Thái Nguyên và Bắc Kạn từ xa xưa vốn dĩ là một đơn vị hành chính thống nhất. Có lúc thì được gọi là thừa tuyên Thái Nguyên hay thừa tuyên Ninh Sóc. Có lúc thì được gọi đơn giản là tỉnh Thái Nguyên. Đến thời vua nhà Nguyễn là Khải Định thì một bộ phủ của tỉnh Thái Nguyên tên là Thông Hoá được tách ra và đặt tên là Bắc Cản (北扞).

Từ Bắc Cản có nghĩa là “vật cản ở phía Bắc”. Tỉnh Bắc Cản với địa hình núi non hiểm trở có thể được xem là nơi ngăn giữ và chống cự mối nguy hại đến phía Bắc. Điều này có nghĩa là Bắc Cản sẽ là phòng tuyến bảo vệ tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh trọng yếu khác ở Bắc Bộ.

Nguồn gốc của từ Bắc Cản còn được cho là lấy từ một từ địa phương của người Tày đó là Pác Cạm. Từ này có nghĩa là “cửa ngõ” để đi từ miền đồng bằng trung du lên các tỉnh miền núi ở phía Bắc. Các quan chức nhà Nguyễn mới dựa trên danh từ địa phương này rồi đặt thành một cái tên ý nghĩa bảo vệ đất nước như Bắc Cản.

Tuy nhiên, từ Bắc Cản lại dần dần được địa phương hoá thành “Bắc Cạn”. Rồi dần dần chữ “k” lại thay thế cho chữ “c” rồi lại thành “Bắc Kạn” như ngày này. Một điều ngỗ nghĩnh đó là từ “Kạn” không tuân thủ theo quy tắc Tiếng Việt. Thậm chí là gõ bàn phím từ này cũng rất phiền phức.

Trà Bắc Thái Vang Danh

Vào khoảng những năm đầu 1920s thì cả tỉnh Bắc Kạn lẫn Thái Nguyên đều là tỉnh nghèo. Và ở Thái Nguyên có một người đàn ông tên là Vũ Văn Hiệt đã đi vào lịch sử của tỉnh với việc được suy tôn là “ông tổ trà” ở nơi đây.

Khi Chiến Tranh Thế Giới lần thứ Nhất nổ ra thì ông Hiệt bị bắt đi lính lê dương cho Pháp. Do giai đoạn này thì nước ta vẫn đang là thuộc địa của Pháp. Do có nghề mộc gia truyền nên ông Hiệt được người Pháp cho làm trong xưởng đóng máy bay ở Pháp.

Sau khi chiến tranh kết thúc thì ông Hiệt được cho về nước. Ông được người Pháp cấp phép và cấp kinh phí để đi khai khẩn vùng đất Tân Cương (nay là xã Tân Cương thuộc thành phố Thái Nguyên).

Xã Tân Cương được thành lập vào năm 1921. Người dân ở trong xã cũng thưa thớt và sống chủ yếu bằng nghề lúa màu. Thế nên ông Hiệt cùng với một số người trong xã đã lặn lội đi sang Phú Thọ để xin cây trà giống về trồng ở khu vực đồi thấp trong xã.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Hiệt lại chọn cây trà làm cây trồng chính để phát triển địa phương. Vì vào thời gian này thì trà là một loại vật phẩm có giá trị rất lớn. Do là cầu tiêu thụ trà của các nước Châu Âu rất lớn.

Chính vì vậy mà những nước thực dân như Anh hay Pháp đi đến đâu thì họ cũng trồng trà ở những nước thuộc địa của họ. Như người Anh thì trồng trà ở Ấn Độ và Sri Lanka. Còn người Pháp thì họ chọn trồng trà ở hai tỉnh Đà Lạt và Phú Thọ của Việt Nam.

Có một số bằng chứng cho thấy người Việt cổ đã biết uống trà từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên, chính người Pháp mới là những người thực sự lập nên mô hình thương mại hoá cây trà đầu tiên ở nước ta. Không chỉ là về trồng mà còn chế biến trà theo mô hình hiện đại.

Nông trường trà đầu tiên được người Pháp lập nên ở Phú Thọ vào năm 1890. Đến năm 1918 thì họ thành lập Trạm Nghiên Cứu Nông Lâm Nghiệp Phú Thọ. Với mục đích chính là nghiên cứu giống và phương pháp trồng trà. Cũng như quảng bá cho trà Việt Nam.

Đến năm 1922 thì ông Hiệt đã đến nơi này để xin cây trà giống để về trồng tại Tân Cương. Ông cũng học hỏi phương thức canh tác cũng như chế biến trà trong chuyến đi Phú Thọ lần này.

Cây trà hợp với khí hậu cũng như thổ nhưỡng địa phương nên phát triển rất tốt. Sau vài năm thì có thể thu hái và chế biến thành phẩm.

trà bắc, trà bắc thái nguyên, trà bắc thái

Trà Tân Cương được hái từ những búp trà non nên khi thành phẩm thì cánh nhỏ và cong như móc câu. Hương trà đượm mùi cốm nếp. Vị trà thì ngậy béo và đậm đà. Trà vừa mới nuốt xuống cổ xong còn ‘hồi cam’ vị ngòn ngọt trong vòm họng. Uống vài tách trà là tinh thần trở nên tỉnh táo và phấn chấn.

Không chỉ tự trồng và chế biến trà. Ông Hiệt còn có tự phân phối sản phẩm trà riêng của mình dưới thương hiệu “Chè Con Hạc”. Đại lý của ông trải dài khắp ba miền Bắc-Trung-Nam.

Từ xã Tân Cương thì cây trà được trồng ở những xã lân cận. Rồi xa hơn là những vùng trà thuộc huyện Đại Từ ngày nay. Tạo thành dòng trà xanh đặc sản trứ danh chỉ có nơi đây mới có.

Thành lập tỉnh Bắc Thái

Vào năm 1965 thì chính phủ nước ta lại hợp nhất 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Lúc này thì Trà Bắc Thái hay ngắn gọn là Trà Bắc đã quá nổi tiếng. Vậy nên mới có câu “Trà Thái, Gái Tuyên” là vậy.

Thế nên nhà nước cũng đã thành lập công ty trà quốc doanh là Sông Cầu vào giai đoạn này. Cây trà được đưa về trồng ở các vùng quanh khu vực sông Cầu. Rồi sau này là nông trường Hoàng Nông ở Đại Từ.

Trà Bắc được phân phối chủ yếu ở trong nước. Rồi xuất khẩu sang các nước Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc Khối phía Đông.

Đến năm 1997 thì tỉnh Bắc Thái lại tách lại thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Tuy nhiên, cái tên Trà Bắc vẫn còn tồn tại đến mãi bây giờ. Một thức trà ngon ăn sâu trong tâm trí nhiều người.

CÁCH PHA TRÀ BẮC THÁI NGUYÊN 

Chọn nước

Theo kinh nghiệm riêng của chúng tôi thì có 2 loại nước pha trà Bắc Thái Nguyên ngon nhất. Đó chính là nước suối tự nhiên và nước tinh khiết.

Nước suối ở đây là nước được lấy từ suối tự nhiên. Chứ không phải là dạng “nước suối” đóng chai được bán ở khắp nơi. Nước suối tốt nhất là nước suối đầu nguồn, dòng suối đều và mạnh. Vì nước như vậy không chỉ sạch, mà còn có một ít khoáng và giàu ty, pha trà Bắc phải nói là tuyệt vời.

nước pha trà, nước suối, nước sạch

Ở Danh Trà thì chúng tôi hay pha trà lấy từ nguồn nước suối sạch chảy từ dãy Tam Đảo. Một số vườn ở xã La Bằng và Hoàng Nông cũng được tưới luôn nước suối. Trà lớn lên từ nước suối, rồi sau khi chế biến cũng được pha bằng nước suối. Nên hương vị ngon khó tả.

Nếu bạn ở thành phố thì dùng nước máy đã lọc cũng không quá tệ. Đầu tư hơn thì có thể dùng nước tinh khiết đẻ pha trà. Như Aquafina hoặc các thương hiệu rẻ hơn. Trà pha bằng nước tinh khiết thường sẽ đậm hơn nhiều khi so với nước lọc thông thường. Người uống trà gu đậm sẽ thích.

Chọn ấm chén

Trà Bắc kén nước hơn kén ấm. Nên chỉ cần chọn nước tốt cộng với trà ngon là pha trà sẽ ngon. Còn ấm thì dùng chất liệu nào cũng ổn hết. Tốt nhất thì nên dùng sứ và đất vì 2 chất liệu này giữ nhiệt tốt hơn thuỷ tinh.

ấm tử sa, ấm trà tử sa, ấm chén tử sa

Những người chơi ấm Tử Sa cũng hay hỏi chúng tôi nên dùng loại đất nào để pha trà Bắc Thái Nguyên. Theo kinh nghiệm riêng thì Trà Bắc không nhất thiết phải pha bằng ấm tử sa. Nếu có điều kiện thì bạn có thể mua loại ấm này về dùng. Chất đất thì có thể chọn chu nê hoặc tử nê. Nếu uống đậm thì pha bằng ấm tử nê thường sẽ đạm hơn.

TÁC DỤNG CỦA TRÀ BẮC

Trà Bắc thuộc nhóm trà xanh. Thế nên loại trà này giữ được phần lớn các thành phần hoá học của lá trà tươi. Qua đó giúp mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ nếu uống thường xuyên.

Tác dụng của Trà Bắc bao gồm:

  • Tốt cho tim mạch
  • Góp phần ngừa một số ít bệnh ung thư
  • Tăng cường chức năng não
  • Giảm cân (đối với người béo phì)
  • Giảm hôi miệng
  • Góp phần ngừa bênh tiểu đường loại 2

BẢNG GIÁ TRÀ BẮC NGON

TÊN TRÀ PHÂN HẠNG Giá (nghìn đồng / 100g)
Ngọc Diệp Đinh Nõn 290
Cốm Đinh Nõn 180
Nhất Diệp Nõn Tôm 120
Nõn Tôm 4 Sao Nõn Tôm 80
Nõn Tôm 3 Sao Búp 60
Trà Long Vân Búp 50
Trà Móc Câu 4 Sao Búp 45
Trà Bát Tiên Búp 35
Trà Kim Tiên Búp 30
Trà Móc Câu Lá To 15