Trà Thái Nguyên được ví là “Đệ Nhất Danh Trà” của Việt Nam. Vì Thái Nguyên được xem là vùng trà xanh trung du có chất lượng tốt nhất nước ta. Ngoài ra thì thương hiệu trà Thái Nguyên đã quá nổi tiếng. Thậm chí được đưa vào câu nói quen thuộc của người uống trà, đó là “Chè Thái, Gái Tuyên”. Tức là phụ nữ đẹp và đảm đang phải kể đến phụ nữ Tuyên Quang. Còn chè ngon thì không thể không nhắc đến chè Thái Nguyên.
NGUỒN GỐC & LỊCH SỬ
Để hiểu thật kỹ nguồn gốc của trà xanh Thái Nguyên thì chúng ta cần phải nhắc đến những thập kỷ bị đô hộ dưới ách của thực dân Pháp.
Cũng giống như bao nước thực dân khác. Thì một trong những mục đích chính của người Pháp khi đô hộ Việt Nam đó chính là vơ vét tài nguyên. Không chỉ là quốc gia giàu tài nguyên thì khí hậu nước ta còn thích hợp để trồng nhiều loại cây công nghiệp.
Đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Việt Nam thì người Pháp chú trọng nhất là cây cao su và cây trà. Cây cao su thì để làm ra lốp bánh xe. Không phải tự nhiên là nước Pháp có hãng Michelin là hãng sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới. Và loại cây còn lại chính là cây trà.

Có rất nhiều lý do để người Pháp chú trọng trồng trà ở Việt Nam. Thứ nhất là do trà vào thời gian này là một loại sản phẩm rất được ưa chuộng ở Châu Âu. Trà thành phẩm rất có giá nên rất nhiều nước thực dân cố gắng trồng trà ở thuộc địa của họ. Như người Anh thì trồng trà ở Ấn Độ, Ceylon (Sri Lanka) và Kenya. Người Hà Lan thì cũng cố trồng trà ở đảo Java và Sumatra ở Indonesia. Còn người trong số nhiều thuộc địa của họ, thì người Pháp chọn Việt Nam mà họ xem là nơi thích hợp nhất để trồng trà.
Lý do thứ hai cho việc nước Pháp chọn Việt Nam là nơi thích hợp trồng trà đó chính là khí hậu và thổ nhưỡng. Việt Nam không chỉ có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng trà. Mà cây trà được tin là đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm trước.
Có một số giả thuyết cho thấy những cây trà cổ đại xuất hiện đâu đó ở khu vực giao của dãy Himalaya, Miến Điện và Vân Nam. Và từ “cái gốc” ấy thì cây trà đã mọc lan sang nhiều nơi. Phía Tây thì sang Ấn Độ. Chếch về phía Nam thì có Lào và Việt Nam. Về phía Đông thì có Vân Nam, Tứ Xuyên và Phúc Kiến của Trung Quốc. Thậm chí là lan sang cả Đài Loan thời cổ đại. Trước khi đảo quốc này bị tách rời lúc trái đất ấm dần và nước biển dâng cao.
Mặc dù có thể được xem là một trong những quốc gia sở hữu cây trà sớm nhất. Nhưng Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 lại không có quy mô trồng trà lớn. Và chính người Pháp đã lập lên những nông trường trà lớn. Và họ cũng đã mang những máy móc cũng như phương pháp làm trà mô hình công nghiệp vào Việt Nam.
Người Pháp đã lập nên Trạm nghiên cứu Nông Lâm Nghiệp ở Phú Thọ. Và mục đích chính của trạm nghiên cứu này là nghiên cứu cây trồng. Như đối với cây trà thì họ vừa nghiên cứu giống bản địa của Việt Nam. Cùng với giống của Ấn Độ để phục vụ mục đích sản xuất trà đen.

Và câu chuyện về cây trà Thái Nguyên bắt đầu với một người đàn ông tên là Vũ Văn Hiệt.
Ông Vũ Văn Hiệt sinh ra vào năm 1883. Khi bước vào tuổi trai tráng và mê nghề mộc, nên ông đã cố học và trở thành thợ giỏi. Khi mọi việc đang thuận lợi thì Thế Chiến lần một nổ ra. Người Pháp yêu cầu những người đàn ông ở các nước thuộc địa phải có nghĩa vụ phục vụ cho quân đội Pháp. Mới bước vào 30 nên ông Hiệt bị bắt phải đi lính cho Pháp.

Nhưng may nhờ có tay nghề khéo léo do làm mộc nhiều năm. Nên ông Hiệt không phải ra trận được phục vụ trong xưởng đóng máy bay ở Pháp. Phục vụ ở Pháp được 4 năm thì chiến tranh kết thúc. Lúc này ông đã là Thất phẩm đội trưởng ở nơi mình làm việc. Nhưng do đã có vợ con ở quê nhà nên ông Hiệt đã xin phép trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình.
Khi trở về thì ông được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Do những đóng góp của mình trong quân ngũ. Ông còn được cấp kinh phí để lên Tân Cương sinh sống và chức tiên chỉ ở nơi đây.
Nhận thấy đất Tân Cương nhiều đồi thấp. Lúc này cây trà lại có giá trị cao. Nên ông Hiệt đã sang Phú Thọ xin cây trà giống để về trồng tại Tân Cương. Cây trà ông Hiệt xin về là giống trà trung du bản địa. Nên dễ thích nghĩ vói khí hậu và thổ nhưỡng của Tân Cương nên phát triển rất tốt.
Sau khoảng vài năm trồng thì cây trà đã có thể thu hái và làm thành phẩm. Giống trà trung du thích hợp làm trà xanh. Cùng việc hợp đất và hợp nước. Nên trà thành phẩm rất đậm đà. Tạo nên nét đặc trưng riêng của trà Thái Nguyên đến mãi về sau.
Ông Hiệt lúc này không chỉ sản xuất giỏi. Mà còn kinh doanh cũng rất tốt. Trà thương hiệu Con Hạc của ông được phân phối khắp nơi từ Bắc Kỳ cho đến Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ông còn hướng dẫn người dân địa phương tự trồng và chế biến trà.
Để rồi ngày nay thì cây trà không chỉ được trồng ở xã Tân Cương. Mà còn có ở các xã khác của Thái Nguyên như La Bằng, Hoàng Nông hay Khuôn Gà… Ông Hiệt được người dân ở Tân Cương suy tôn là “ông tổ trà Tân Cương”. Vì đã có công đưa cây trà về và tạo nên nghề gia truyền cho nhiều hộ gia đình ở nơi đây.
CÁC LOẠI TRÀ THÁI NGUYÊN
Trà Đinh
Trà Đinh được xem là loại trà cao cấp nhất của của vùng trà Thái Nguyên. Vì loại trà này chỉ được làm từ búp của cây trà. Phần búp non này hay được gọi dân giã là “đinh” hay “tôm. Nên nếu bạn đi mua trà thì gọi loại trà này là trà đinh hay trà một tôm thì cũng đều đúng.
Để làm ra được 1 kg trà đinh thì phải thu hái nhiều bãi trà cộng lại. Thế nên loại trà này thường có giá cao hàng đâu do mất nhiều công chăm và công làm.
Trà Nõn Tôm
Trà Nõn Tôm là dòng trà được thu hái theo phương pháp “một tôm, một lá” hay “một tôm, hai lá”. Tức là chỉ búp trà non nhất cộng với một lá non hoặc hai lá non kế tiếp được thu hái.
Phương pháp hái này được gọi là “fine pucking”. Đây cũng là chuẩn chung để hái cho dòng trà cao cấp (premium) của thế giới.
Trà Móc Câu
Trà Móc Câu là một cái tên nổi tiếng của vùng trà Tân Cương. Đây là dòng trà đặc sản với cảnh trà mỏng và cong như hình móc câu. Nên người làm trà gọi luôn loại trà này là trà móc câu.
Dòng trà Móc Câu không phải là tên một giống trà nào đặc biệt cả. Mà chỉ đơn giản là cách hái và cách làm trà mà thôi. Để đảm bảo cánh trà mỏng và nhỏ như móc câu thì chỉ có cánh trà non được thu hái. Trà được vò lúc thành phẩm sao cho lá trà sẽ cuộn lại và cong như hình móc câu.
Trà Bắc Thái
Trà Bắc Thái hay Trà Bắc là một cái tên đã rất cũ nhưng giờ vẫn nhiều người dùng. Bắc Thái chính là một tỉnh cũ sát nhập giữa 2 tỉnh là Bắc Kạn và Thái Nguyên. Hai tỉnh sát nhập vào năm 1965, đến năm 1997 thì lại tách ngược về 2 tỉnh như cũ.
Cái tên Trà Bắc chính là để gọi ngắn gọn Trà Bắc Thái trứ danh ngày xưa. Không hiểu sao nhiều nơi bán trà lại định nghĩa kiểu như là: “Trà Bắc là cách người miền Nam gọi trà đến từ miền Bắc”. Đây là cách định nghĩa hoàn toàn sai.
Thế nên Trà Bắc, Trà Bắc Thái hay Trà Bắc Thái Nguyên đều là chỉ trà đến từ Thái Nguyên.
CHẾ BIẾN TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
1. Thu hái
Lá trà xanh Thái Nguyên được thu hái hoàn toàn bằng tay. Thay vì băng máy như một số vùng trà khác. Vì vườn trà ở Thái Nguyên thường có quy mô nhỏ theo hộ gia đình. Nên mỗi nhà sẽ có một số ‘bãi trà. Nên thu hái băng tay cũng không mất nhiều thời gian nhưng bù lại là đỡ làm tổn thương cây trà hơn. Mỗi lần người làm trà chỉ hái một bãi vừa đủ để chế biến chè xanh Thái Nguyên ngay trong ngày.
2. Làm héo
Làm héo là giai đoạn mà lá trà được trải lên những chiếc nong lớn và để ở nơi mát và thoáng khí. Lá trà xanh Thái Nguyên sẽ mất dần trọng lượng nước. Nhờ vậy mà sẽ rút ngắn thời gian xao nên lá trà sẽ đỡ bị ‘khét’. Giai đoạn làm héo này còn giúp lá trà dẻo dai hơn nên sẽ đỡ bị nát khi vò và xao.

3. Diệt men
Diệt men là giai đoạn mà lá trà xanh Thái Nguyên được xao ở nhiệt độ cao. Quy trình làm trà xanh bắt buộc phải có bước ‘diệt men’. Vì men hay enzyme là chất xúc tác của các thành phần của lá trà với không khí. Khi ‘diệt men’ thì enzyme sẽ bị loại bỏ. Nhờ đó thì lá trà sẽ không bị oxy hoá và giữ được hương vị và chất như lá trà tươi.
4. Vò trà
Vò giai đoạn mà lá trà xanh Thái Nguyên sẽ được vò bằng tay hay bằng máy vò chuyên dụng. Mục đích của giai đoạn này là phá vỡ các mô và lớp biểu bì của lá trà. Khiến cho các thành phần tạo hương vị hoà quyện với nhau. Đồng thời giúp cho lá trà khô dễ thẩm thấu nước hơn khi pha. Nhờ vậy mà thành phần hương vị của lá chè xanh Thái Nguyên cũng sẽ dễ hoà vào nước hơn khi pha.

5. Xao khô
Xao khô như tên gọi của mình là bước làm khô lá trà xanh Thái Nguyên. Lúc này lượng nước trong lá trà được giảm đến mức tối thiểu. Và giúp cho lá trà có thể trữ được trong nhiều tháng.

6. Thành phẩm
Trà thành phẩm sẽ được để “nghỉ” trong thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày thì mới đem đi bánh.
CÁC VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN
Trà Tân Cương Thái Nguyên
Tân Cương là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên. Xã là nơi trồng trà đầu tiên của Thái Nguyên nên cây trà ở nơi đây có từ rất lâu đời. Và đã nức tiếng từ xưa. Trà Tân Cương Thái Nguyên thường ngọt, thơm cốm và dễ uống hơn so với những loại trà Thái Nguyên từ vùng khác. Thế nên trà Tân Cương Thái Nguyên rất nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng.
Ở Tân Cương nổi tiếng với dòng Trà Móc Câu Tân Cương Thái Nguyên. Cánh trà được vò để đến khi xao khô thành phẩm thì cánh trà cong như móc câu cá. Trà sau đó được đóng gói thành nhiều khối lượng khác nhau, phổ biến nhất là Trà Xanh Tân Cương Thái Nguyên 100g và Trà Xanh Tân Cương Thái Nguyên 500g.
Trà La Bằng
Khi nhắc đến trà Thái Nguyên thì nhiều người hay nhắc đến trà Tân Cương. Thế nhưng ít ai biết được rằng xã La Bằng (thuộc huyện Đại Từ) cũng là một vùng trà ngon và nổi tiếng không kém. Một trong tứ đại trà Trà Thái Nguyên.Đối với nhiều người thì trà La Bằng mới loại trà mang nhiều dáng dấp của trà xanh Thái Nguyên truyền thống. Vì vị trà ở nơi đây thường đậm, trà khí nhiều, còn hậu thì dai dẳng.
Trà Trại Cài
Trại Cài cũng là một vùng trà ngon có tiếng thuộc huyện Đồng Hỷ. Do vùng trà củng nằm ở phía Nam của Thái Nguyên nên trà ở nơi đây cũng gần giống như trà Tân Cương.Trà Trại Cài cũng có nước xanh và trong. Hương vị cũng đượm cốm và ngậy béo.
Trà Khe Cốc
Trà Khe Cốc là một trong những vùng trà Thái Nguyên nổi tiếng. Vùng trà này thuộc huyện Phú Lương, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên.Tên của vùng chè được đặt theo con suối Khe Cốc dùng để làm nước sinh hoạt cũng như tưới trà. Trà của Khe Cốc đậm đà và hậu vị ngọt sâu lắng. Khé Cốc cũng là một trong Tứ Đại Trà Thái Nguyên.
CÁCH PHA TRÀ THÁI NGUYÊN
Pha trà Thái Nguyên ngon thì không có gì khó. Chỉ cần bạn hiểu được gu của mình. Rồi chịu khó pha nhiều thì dần dần sẽ hoạn thiện được cách pha hợp gu với bạn nhất.
Sau đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ mà bạn có thể tham khảo để có thể pha được ấm trà ưng ý nhất.
- NƯỚC PHA TRÀ: Trước giờ đối với Danh Trà thì chỉ có 2 loại nước dùng để pha trà tốt nhất. Thứ nhất là nước suối tự nhiên. Và thứ hai là nước tinh khiết đóng chai. Nếu có điều kiện thì bạn nên dùng nước suối để pha trà. Còn không thì nước tinh khiết đóng chai cũng rất ổn.
- TỶ LỆ TRÀ VÀ ẤM: dùng 5 đến 10g trà cho ấm có dung tích khoảng 300ml. Bạn có thể thay đổi tỷ lệ này tuỳ theo việc thích uống đậm hay nhạt.
- NHIỆT ĐỘ NƯỚC PHA: dùng nước pha trà từ 80 đến 100 độ C đều được. Tuy nhiên, để pha trà xanh Thái Nguyên thì không cần dùng nước quá sôi. Trừ phi bạn có gu trà rất đậm. Pha trà nhiệt độ thấp giúp trà ít đắng để nước trà bùi và ngọt hơn.
- LÀM NÓNG ẤM: cho nước sôi vào đầy khoảng 1/2 ấm. Sau khoảng 30s thì đổ nước này đi. Mucj đích của công đoạn này là làm sạch và làm nóng ấm.
- TRÁNG TRÀ: cho trà vào ấm. Cho một ít nước sôi vào vừa đủ ngập lá trà. Hãm trà tầm 10s rồi đổ nước này đi để “tráng trà”. Mục đích chính của công đoạn này là làm cho lá trà khô ngấu nước đều nhất có thể. Nhờ vậy mà khi pha thì trà sẽ ra chất đều hơn.
- HÃM TRÀ: đổ nước đầy ấm. Hãm trà trong khoảng 2-3 phút. Bạn nên sử dụng một chén lớn chứa nước trà được gọi là “tống”. Nhiệm vụ của tống là để đựng nước trà rót ra từ ấm. Từ chén tống thì chúng ta lại rót ra những chén nhỏ hơn hay còn là chén quân (hình tượng là tướng với quân lính).
- THƯỞNG TRÀ: nên uống trà khi chén trà nguội vừa đủ để không bị bỏng. Cũng không nên để trà nguội lạnh luôn vì sẽ khó cảm nhận hương vị trà. Hương trà là các thành phần dễ bay hơi. Nên uống trà khi trà vẫn còn ấm và vẫn đang bay hơi thì sẽ là ngon nhất.
- HÃM TRÀ LẦN TIẾP THEO: sau khi thưởng thức nước một thì bạn có thể hãm trà thêm vài lần nước nữa. Cứ mỗi lần sau cộng thêm 1 phút vào thời gian hãm là được.

Mình là đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm trà ở Thái Nguyên. Ngoài ra mình còn là “con nghiện trà” và rất thích mày mò tìm tòi về trà. Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp về trà thì bạn có thể nhắn mình qua Zalo: 0867786079.