Các Loại Trà Xanh Phổ Biến Ở Các Nước

Các Loại Trà Xanh Phổ Biến Ở Các Nước 3

Trà xanh hay lục trà là loại trà làm từ cây trà được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam. Không chỉ người Việt mà người dân ở các nước Đông Á khác cũng rất mê uống trà xanh. Ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì trà xanh vẫn luôn là loại trà được ưa chuông nhất.

Vậy nên trong bài viết này thì mình sẽ liệt kê một số dòng trà xanh phổ biến nhất ở Việt Nam. Cũng như những quốc gia kể trên.

TRÀ MÓC CÂU – VIỆT NAM

Ở Việt Nam thì khi đi ở bất kỳ siêu thị hay chợ nào. Thì bạn sẽ rất hay bắt gặp một loại trà xanh đặc sản của Thái Nguyên. Vì Thái Nguyên được xem là vùng trà xanh trung du có chất lượng tốt nhất Việt Nam hiện nay.

Hiện nay thì ở Thái Nguyên có rất nhiều dòng trà xanh nổi tiếng. Nhưng lâu đời và được biết đến nhiều vẫn là dòng Trà Móc Câu.

Cái tên Trà Móc Câu đến từ hình dáng của cánh trà. Cánh trà mỏng và cong như hình móc câu cá. Thế nên không biết từ dạo nào thì người làm trà ở Tân Cương gọi loại trà này bằng cái tên giản dị là “trà móc câu”.

Các Loại Trà Xanh Phổ Biến Ở Các Nước 4Để làm được trà móc câu thì đầu tiên phải hái lá trà non. Lá trà càng non thì cánh trà thành phẩm mới mỏng manh như chiếc móc câu cá được.

Do lá trà non còn chứa nhiều các thành phần amino acid. Nên lá trà thường sẽ nhiều hương cũng như vị ngon. Phẩm lá trà móc câu cao cấp thường sẽ là “một tôm, hai lá”. Đúng chuẩn “fine plucking” của thế giới. Đây là cách hái trà để làm dòng cao cấp ở mọi vùng trà ở các nước.

Lá trà tươi sau khi thu hái sẽ được chế biến thành trà xanh khô. Khác với cách làm trà xanh ở một số nơi. Thì lá trà ở Thái Nguyên thường sẽ được vò hay “đánh mốc” nhiều.

Lúc này cánh trà sẽ được cuộn tròn và xoăn lại. Đến khi thành phẩm thì cánh trà sẽ tự cong như hình chiếc móc câu. Mục đích của cách làm này là để cánh trà gọn gàng hơn. Nhờ vậy dễ đóng gói, bảo quản cũng như phân phối trà hơn.

Cánh trà cong cũng sẽ chịu lực tốt hơn. Nên khi đóng gói thì cánh trà sẽ đỡ dập nát. Giúp bảo toàn nguyên vẹn lá trà.

Xem thêm:  Trà Mạn Thái Nguyên

Khi xưa thì các cụ làm trà đúng chuẩn là “móc câu” thật sự. Tức là chỉ hái phẩm trà cao cấp thôi. Nhưng sau này do nhu cầu đối với dòng trà xanh Thái Nguyên quá lớn. Thế nên các lá trà lớn và già hơn ở bên dưới cũng được thu hái nốt. Và cũng được chế biến theo kiểu Trà Móc Câu. Cánh trà vẫn cuộn tròn và cong. Tuy nhiên cánh trà không được mỏng manh như “móc câu” thật sự.

Nếu muốn uống Trà Móc Câu nguyên bản thì bạn nên chọn dòng cao cấp một chút. Đượm hương, đậm vị thật sự. Còn những dòng thấp hơn thì sẽ hơi thiên về đậm đắng nhiều hơn. Nhưng nếu gu trà đậm thì những dòng Trà Móc Câu dạng phổ thông cũng khá ổn.

SENCHA – NHẬT BẢN

Thường khi nhắc đến trà Nhật Bản, thì dòng matcha là hay được nhắc đến nhiều nhất. Thế nhưng ở Nhật thì dòng trà phổ biến nhất lại là sencha. Từ các hộ gia đình cho đến các quán ăn thì họ luôn dùng chủ yếu là sencha để pha trà. Khoảng 60 – 80% trà được làm ra ở Nhật Bản chính là sencha.

Trong tiếng Nhật thì sencha có nghĩa là “tiễn trà”. Nghĩa là “trà ngâm”, dạng trà được pha bằng cách ngâm với nước. Ý nghĩa của sencha được dùng để phân biệt với matcha. Vì matcha được pha bằng cách khuấy bột trà với nước. Rồi uống cả nước lẫn bột trà.

sencha, trà nhật bản, trà xanh nhật bản

Ở Nhật lúc xưa thì dạng trà bột như matcha xuất hiện trước. Nhưng sau này thì dạng trà nguyên lá như sencha mới bắt đầu thịnh hành.

Khác với dòng trà xao chảo như Trà Móc Câu của Việt Nam. Thì sencha được làm ra bằng cách “diệt men” bằng hơi nước. Sau đó được sấy khô bằng khí nóng. Nhờ vậy mà lá trà khô thành phẩm của sencha có màu xanh lá cây gần như là lá trà tươi.

Công đoạn diệt men là một công đoạn cực kỳ quan trọng khi chế biến sencha. Để làm nên bất kỳ loại trà xanh nào thì cũng cần phải “diệt men” lá trà trước. Khi bị hấp nóng thì thành phần men hay enzyme trong lá trà bị tiêu huỷ. Nhờ vậy mà oxy trong không khí không thể chuyển hoá lá trà được nữa. Lá trà xanh thành phẩm sẽ giữ được phần lớn các thành phần hoá học của lá trà tươi.

Xem thêm:  10 Trà Thảo Mộc Cho 10 Vấn Đề Sức Khoẻ

Khi diệt men để làm sencha thì lá trà tươi sẽ được diệt men trong thời gian khoảng 30 đến 90s. Thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào việc người làm trà muốn trà thành phẩm của mình ra sao.

Nếu muốn lá trà nguyên vẹn và nhiều hương. Thì trà sẽ được diệt men trong khoảng 30s mà thôi. Nếu muốn nước xanh, có thêm vị ngon hay umami, nhưng mất một chút hương thì diệt men tầm 60s. Còn nếu muốn nước thật xanh, nhiều umami nhưng mất nhiều hương thì diệt men dài trong 90s.

Dòng sencha nếu đúng là chỉ thu hoạch 3 lá trà non nhất của cây trà thôi. Lá trà thường sẽ được hái vào vụ đầu xuân và vụ thứ hai.

Tuy nhiên, hiện nay do bị thương mại quá nhiều. Nên đôi khi bạn mua sencha thì chất lượng cũng sẽ không được như vậy. Và những dòng trà “rẻ tiền” hơn như kukicha hay bancha cũng được gọi là sencha luôn.

Vậy nên bạn cần đọc kỹ bao bì. Và chọn sản phẩm có chất lượng một chút để uống được sencha chuẩn.

LONG TỈNH – TRUNG QUỐC

Ở Trung Quốc thì trà xanh (hay còn gọi là lục trà) tất nhiên là dòng trà được tiêu thụ nhiều nhất. Đâu đó khoảng gần 50% lượng trà được tiêu thụ ở quốc gia này là trà xanh.

Trong số vô vàn các loại trà xanh mà Trung Quốc đang có. Không có dòng trà nào phổ biến và lâu đời nhất như trà Long Tỉnh. Trà Long Tỉnh được trồng ở khu vực núi gần Tây Hồ (Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang).

Trà Long Tỉnh hay “giếng rồng” được đặt tên theo một chiếc giếng ở gần đấy. Theo truyền thuyết vào thế kỷ thứ 4, khi đào giếng thì người dân thấy ở dưới lòng giếng có cục đá nhô lên hình dạng như một con rồng vậy.

Đến giai đoạn nhà Đường (618 – 907) thì những cây trà đầu tiên được trồng ở một ngôi đền gần giếng. Lúc này chiếc giếng rồng là một địa điểm nổi tiếng ở địa phương. Vậy nên cây trà cũng được đặt là Long Tỉnh luôn.

trà long tỉnh, trà long tĩnh

Dòng trà Long Tỉnh bắt đầu được biết đến nhiều khi Lục Vũ (733 – 804) đưa loại trà này vào cuốn Trà Kinh của ông. Trà Kinh là một dạng nhật ký ghi chép lại mọi khía cạnh của trà. Từ giống, nơi trồng cho đến cách chế biến và cách thưởng trà.

Xem thêm:  Bột Trà Xanh Thái Nguyên

Đến giai đoạn nhà Đường (960 – 1279) thì thú vui thưởng trà nó gắn liền với mọi tầng lớp xã hội.  Long Tỉnh một trong số những “cống trà” (trà tiến vua). Trà ngon được dâng lên sẽ đổi được chức tước và bổng lộc.

Đến thời nhà Thanh (1644 – 1911) thì Long Tỉnh mới trở nên nổi tiếng thật sự. Vì đây là loại trà yêu thích của vua Càn Long. Thậm chí câu chuyện nổi tiếng nhất là trà Long Tỉnh cũng gắn liền với vị vua này.

Chuyện kể là khi du ngoạn thăm thú vườn trà ở núi Sư Phong gần Tây Hồ. Thì Càn Long nghe tin mẹ đang ốm. Nên ông vội bỏ mấy lá trà trên tay vào túi. Về đến nơi thì mẹ ông mới thấy người ông toát ra một mùi thơm kỳ lạ. Ông chợt nhớ là trong túi mình có mấy lá trà ngon mà mình đã uống. Nên bèn sai người hầu đi pha mấy lá trà này rồi dâng lên cho mẹ uống. Mẹ nhà vua uống xong thì bỗng thấy khoẻ hơn.

Từ đó thì Long Tỉnh được xếp thành một trong số 10 dòng Ngự Trà. Tức là 10 dòng trà yêu thích của nhà vua. Nhưng sau này khi chế độ quân chủ bị loại bỏ. Thì người ta mới đổi thành Thập Đại Danh Trà.

Trà xanh ngon thường sẽ hái vào đầu vụ khoảng tháng 3. Vì lúc này cây trà vừa mới “nghỉ đông” nên rất chịu khó đưa dưỡng chất để ra lá. Đối với người làm trà xanh ở Trung Quốc thì họ gọi giai đoạn này là Minh Tiền. Tức là trước tết Thanh Minh.

Trà Long Tỉnh Minh Tiền thường sẽ ngon nhất trong cả vụ xuân. Thông thường thì trà sẽ được hái thêm một lần nữa vào tháng 4. Và có thể là một lần nữa vào tháng 5 trước khi mưa hè xuất hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *