Tại sao uống trà lại bị đau bụng? Và cách phòng tránh

uống trà, tách trà, hồng trà, lục trà, trà xanh, trà đen

Uống trà là một thói quen tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên có một số người lại bị đau bụng mỗi khi họ uống trà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng khi uống trà. Trong bài viết này Danh Trà sẽ nêu một số nguyên nhân hay gặp. Và có thể bạn sẽ tìm ra được lý do dẫn đến việc bạn hay bị đau bụng khi uống trà.

Bạn bị dị ứng với caffeine

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau bụng khi uống trà là do bạn dị ứng với caffeine. Caffeine là một thành phần có nhiều trong trà và cà phê. Thành phần này giúp đầu óc chúng ta tỉnh táo và tập trung hơn. Thế nên đối với nhiều người thì một buổi sáng phải bắt đầu với một tách trà hay cà phê.

Tuy nhiên, caffeine cũng góp phần kích thích sự sản xuất acid của đường tiêu hoá. Và gây nên những hiện tượng như đau bụng, buồn nôn và thậm chí là cả tiêu chảy nữa. Đối với những người có hệ tiêu hoá tốt thì việc hấp thụ một lượng caffeine vừa phải là điều hết sức bình thường. Nhưng đối với một số người nhạy cảm thì chỉ cần một lượng caffeine lớn một chút là họ có thể bị đau bụng, tim đập nhanh và chóng mặt nữa.

Xem thêm:  Tại sao uống trà lại bị mất ngủ?

Để hết bị đau bụng khi uống trà thì bạn phải giảm lượng caffeine có trong trà. Bạn có thể tráng trà để giảm lượng caffeine có trong lá trà. Tráng trà quá trình mà bạn cho lá trà khô vào ấm. Rồi cho một ít nước vừa ngập lá trà. Sau đó bạn đổ nước này đi rồi mới bắt đầu pha trà thì gọi là tráng trà. Caffeine là thành phần tan nhanh trong nước nên khi tráng trà thì bạn có thể giảm một lượng đáng kể caffeine có trong trà.

Một trong những cách nữa để giảm lượng caffeine có trong trà là rút ngắn thời gian ngâm trà lại. Như một số loại trà túi lọc thì họ có gợi ý thời gian ngâm trà trong bao lâu. Ví dụ như hồng trà túi lọc có thể là 3-4 phút. Nhưng một số người lại để đến 10 phút thì lượng caffeine hoà tan vào trong trà rất nhiều.

Trà có chất lượng không đảm bảo

Vì lợi nhuận nên có thể có một số quán cà phê hay trà sữa sử dụng nguyên liệu không đảm bảo. Trà có chất lượng kém là loại trà không có nguồn gốc rõ ràng. Và nguy hiểm hơn là còn sót dư lượng thuốc trừ sâu ở trong trà. Thuốc trừ sâu là chất độc nên có thể gây nhiều triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, lạnh tay chân, tức ngực, khó thở, mỏi khắp người… Thế nên khi gặp phải những triệu chứng trên thì bạn phải nên cẩn thận. Nếu sau vài tiếng mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì phải đi bệnh viện ngay lập tức.

Xem thêm:  30 sự thật về khả năng chữa bệnh của trà xanh

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là đôi khi ‘say trà‘ cũng có một số triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như buồn nôn, cảm giác lâng lâng, hơi khó chịu ở bụng. Nếu chỉ là say trà đơn thuần thì không cần phải quá lo lắng. Chỉ là do bạn uống quá nhiều trà, trà quá ‘mạnh, hay bạn mới tập uống trà nên cơ thể còn chưa thích ứng kịp. Sau vài tiếng là bạn sẽ hết ‘say’ và các triệu chứng này sẽ biến mất hoàn toàn.

Bạn có vấn đề về đường ruột

Đôi khi bạn bị đau bụng khi uống trà không phải do trà. Mà là do bản thân bạn có vấn đề về đường ruột. Bên cạnh caffeine thì trà cũng có một số thành phần khác cũng có tác động lên ruột, như tannin chẳng hạn. Ngoài ra thì trà cũng có tính acid nhẹ. Nên cũng có thể ít nhiều gây cảm giác khó chịu nếu đường ruột của bạn yếu.

Nếu có vấn đề về đường ruột thì bạn cần phải khám ngay với bác sĩ. Để tìm hiểu xem loại thực phẩm và thức uống nào nên ăn và nên kiêng cữ. Nếu là người nghiện trà và bắt buộc phải uống trà hàng ngày thì cũng có nhiều cách để hạn chế ảnh hưởng đường ruột.

Xem thêm:  Trà Atiso: 7 tác dụng của trà atiso bạn nên biết

Thứ nhất là bạn nên đổi sang các loại trà cao cấp hơn. Chẳng hạn như trà xanh (lục trà) cao cấp thường được làm từ lá trà non. Thế nên thành phần caffeine và tannin cũng thấp hơn các loại trà được làm từ lá trà già. Trà chất lượng cao cũng thường đến từ những vùng trà có tiếng. Như trà xanh thì nên dùng trà đến từ vùng trà Thái Nguyên. Thứ hai là bạn nên đổi loại trà. Chẳng hạn như hồng trà thường thì sẽ ‘dễ chịu’ với ruột hơn so với trà xanh. Vì hồng trà thường sẽ hỗ trợ một số vi khuẩn ‘tốt’ trong ruột phát triển. Đồng thời hạn chế một số nhóm vi khuẩn ‘xấu’.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *