Trà Shan Tuyết Cổ Thụ ( hay còn gọi là Chè Shan Tuyết Cổ Thụ) là một loại trà đặc sản nổi tiếng của vùng miền núi Tây Bắc và Đông Bắc của nước ta. Thế nhưng thông tin về loại trà này vẫn chưa nhiều. Vậy nên trong bài viết này mình sẽ chia sẽ những gì mình biết về loại trà này.
TRÀ SHAN TUYẾT LÀ GÌ?
Trà Shan Tuyết ( hay còn gọi là Chè Shan Tuyết) là loại trà được làm từ những cây trà cổ thụ to lớn ở các vùng miền núi ở phía Bắc Việt Nam. Cây trà cổ thụ có thể được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn và Hà Giang.
Từ Shan Tuyết có nghĩa là tuyết ở trên núi. Cái tên này có thể là ám chỉ búp trà trắng muốt của cây trà. Búp trà Shan Tuyết được phủ một lớp lông màu trắng. Nên sau khi chế biến thì trà khô thành phẩm có lấm tấm những cánh trà trắng như tuyết.
Hay nói một cách văn vẻ thì băng giá thấp vào búp trà. Khiến cho cánh trà trắng như tuyết. Có nơi thì người ta gọi là trà shan tuyết. Có nơi thì mới gọi là trà tuyết shan hay trà tuyết san hay chè tuyết san. Nói chung tuỳ theo vùng miền thì gọi kiểu nào cũng đúng cả.
Cây trà Shan Tuyết còn có tên gọi khác là cây trà cổ thụ. Vì giống trà này có thể cao hơn chục mét và sống đến hàng trăm năm. Cây mọc trong rừng thì có thể cao hàng chục mét. Vì để giành ánh sáng với những cây lớn xung quanh thì cây trà cũng phải cố mọc thật cao.
Loại trà cổ thụ ở Việt Nam đa số là có thân gỗ và có gốc rất lớn. Từ thân to lại chia ra thành nhiều nhánh lớn. Thế nên khi hái trà thì người hái sẽ trèo lên nhánh cây để mà hái. Lá trà cũng rất to, nhiều lá còn to hơn cả bàn tay người lớn.
Ở một số vùng trà trung du như Thái Nguyên thì có một số giống trà thấp mọc thành bụi. Loại trà này thì búp trà cũng có “tuyết”. Những không được gọi là trà shan tuyết mà chỉ đơn giản là trà tuyết hay chè tuyết mà thôi. Chè tuyết Thái Nguyên cũng ngon nhưng hương vị sẽ khác trà shan tuyết thật sự.
CÁC LOẠI TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ
Từ nguyên liệu cây trà cổ thụ thì chúng ta có thể làm ra một vài loại trà khác nhau. Sau đây mình sẽ giới thiệu 5 loại trà được làm từ cây trà cổ thụ:
- Trà xanh
- Trà Phổ Nhĩ
- Bạch Trà
- Hồng Trà
Trà Shan Tuyết Cổ Thụ
Lá trà tươi của cây trà Shan Tuyết hay được làm thành trà xanh nhất. Vì gu uống trà của người Việt chúng ta chính là trà xanh. Ở Việt Nam thì các dòng trà shan tuyết có thể kể đến là Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Hà Giang, Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Tà Xùa và Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng.
Cách làm trà shan tuyết cổ thụ hoàn toàn giống như cách làm trà xanh ở các vùng trà trung du. Nhưng một số nơi người làm trà vẫn xao tay bằng chảo. Nên đôi khi trà còn có mùi khói rất thú vị.
Về cơ bản thì trà shan tuyết sẽ có hương vị rất đậm. Uống không quen thì sẽ thấy hơi khó uống. Nhưng khi quen rồi thì sẽ rất dễ nhớ và dễ nghiện. Khi trà còn mới thường sẽ có vị hơi gắt. Nhưng để tầm một vài tháng thì vị trà sẽ dịu và tròn trịa hơn nhiều.
Trà làm từ cây trà cổ thụ đúng nghĩa thì không chỉ có hương vị thơm ngon. Mà trà khí cũng rất tuyệt vời. Vì cây trà cổ thụ thường có rễ sâu và dày. Nên hấp thụ dưỡng chất trong đất rất tốt. Trà thàh phẩm từ cây trà cổ thụ thật sự lúc nào cũng được săn đón.
Bạch Trà Shan Tuyết
Bạch Trà Shan Tuyết là loại trà có công đoạn chế biến ngắn nhất trong các loại trà từ cây trà cổ thụ. Thay vì trải qua nhiều công đoạn chế biến như làm héo, diệt men, xao, hay vò. Thì bạch trà chỉ cần làm héo và phơi và sấy khô là được.
Chính vì công đoạn làm trà ngắn như vậy nên bạch trà giữ được gần như là hoàn toàn hương vị của lá trà tươi. Một số nghiên cứu cũng cho thấy bạch trà có lượng chất chống oxy hoá không hề kém trà xanh.
Bạch Trà Shan Tuyết của Việt Nam sẽ khác với bạch trà đến từ Phúc Đỉnh (Phúc Kiến). Vì đay là 2 giống trà khác nhau. Ở Phúc Đỉnh là cây trà Đại Bạch. Còn ở Việt Nam là cây trà shan tuyết.
Về mặt hương vị thì bạch trà shan tuyết cực kỳ thanh tao. Hương hoa với hương mật đường hoà quyện. Trà để qua vài năm thì hương mật sẽ xuất hiện nhiều hơn. Vị trà cũng trầm ấm hơn.
Trà Phổ Nhĩ
Trà Phổ Nhĩ là nhóm trà rất được giới chơi trà Việt ưa chuộng trong những năm gần đây. Thứ nhất hương vị loại trà này khá hợp gu đậm của người Việt Nam. Thứ hai là loại trà này có giá trị lưu trữ và sưu tầm rất cao.
Trà Phổ Nhĩ là một nhóm trà cũng lấy nguyên liệu từ cây trà Shan Tuyết cổ thụ. Loại trà này có cách làm gần giống như trà xanh. Chỉ khác một chút là trà Phổ Nhĩ không được diệt men hoàn toàn như trà xanh. Và loại trà này được có giai đoạn làm khô bằng cách hong khô lá trà dưới nắng.
Mặc dù mới được biết đến nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây. Thế nhưng trà Phổ Nhĩ đã được những người làm trà Việt Nam chế biến thành phẩm từ hàng chục năm nay.
Phần lớn trà lá rời thành phẩm hay còn gọi là mao trà được thương lái Vân Nam mua lại. Họ mang về để phối với các loại trà của bên họ rồi ép bánh bán ra thị trường.
Những năm gần đây khi người chơi trà Việt Nam bắt đầu thích uống và sưu tầm trà Phổ Nhĩ ngày càng tăng. Thì trà Phổ Nhĩ Việt Nam mới bắt đầu có chỗ đứng ở thị trường trong nước.
Nhiều năm trước mình mua được một bánh trà Phổ Nhĩ mà ở bên Trung Quốc họ gọi nôm na “trà biên giới”. Tức là trà không đến từ Vân Nam. Mà nguyên liệu đến từ Việt Nam, Lào hay Myanmar. Họ đặt tên là “trà biên giới” để phân biệt với trà từ Vân Nam.
Nhưng sau khi thử thì chất trà mình thấy hoàn toàn tốt. Không đến nỗi để bị ‘phân biệt’ như vậy. Vì cá nhân mình cũng đã sưu tầm khá nhiều bánh trà của những vùng trà tốt nhất của Vân Nam. Và trà nước mình vẫn có chất lượng rất ổn.
Hồng Trà Shan Tuyết
Hồng Trà Shan Tuyết là một nhóm trà mới được sản xuất nhiều thời gian gần đây. Lúc đầu trà được sản xuất số lượng ít hơn nhiều so với các dòng trà trên. Chủ yếu là để phục vụ khách hàng thích uống hồng trà.
Nhưng do gần đây các thương hiệu trà sữa cũng bắt đầu làm đưa món trà sữa shan tuyết vào menu. Thì dòng trà này bắt đầu được sản xuất nhiều để phục vụ nhu cầu mới.
Ở một số vùng trà ở miền cao thì có có một cách làm hồng trà khá thú vị. Đó chính phơi nắng. Thay vì sấy bằng máy. Vậy nên hồng trà sẽ có một chút xanh nhẹ như trà phổ nhĩ. Nhưng lại có thêm hương mật ngọt của bạch trà shan tuyết.
Hiện nay thì Danh Trà đều sản xuất cả 2 dòng trà này. Tuỳ theo nhu cầu khách hàng mà họ sẽ chọn loại phơi nắng hoặc là sấy bằng máy. Trà sấy bằng máy thường sẽ ngọt và hương tròn trịa hơn. Còn phơi nắng thường hương sẽ phức tạp và đậm trà hơn.

Mình là đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm trà ở Thái Nguyên. Ngoài ra mình còn là “con nghiện trà” và rất thích mày mò tìm tòi về trà. Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp về trà thì bạn có thể nhắn mình qua Zalo: 0867786079.