Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết

trà đen, hồng trà

Trà đen là loại trà được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Vì loại trà ưa thích của phần lớn những quốc gia uống nhiều trà nhất thế giới cũng chính là trà đen

Tuy nhiên, ở Việt Nam thì trà đen không được biết đến nhiều. Vì nước ta là quốc gia ưa chuộng trà xanh. Thế nên phần lớn trà đen sản xuất trong nước là để dùng pha chế thành các món trà sữa hoặc trà trái cây. Hoặc là được mang đi xuất khẩu.

Thế nên bài viết này sẽ hé lộ cho bạn biết những thông tin thú vị về trà đen.

TRÀ ĐEN LÀ GÌ?

Trà đen là một loại trà lên men. Tức là lá trà sau khi khi hái sẽ không chế biến thành phẩm ngay trong ngày. Mà lá trà phải trải qua quá trình lên men. Để từ đó mà các thành phần hoá học của lá trà tươi có thể chuyển hoá để tạo thành màu sắc cũng như hương vị đặc trưng của trà đen.

hồng trà, trà đen

Chẳng hạn như trong lá trà xanh tươi có nhiều chất diệp lục. Sau khi lên men thì diệp lục cùng với sẽ bị chuyển hoá thành carotenoid. Một sắc tố có màu đỏ cam. Tạo nên màu sắc đặc trưng của lá trà đen.

Không chỉ diệp lục. Mà quá trình lên men còn chuyển hoá hàng trăm thành phần khác của lá trà tươi. Để tạo nên cánh trà màu nâu đen. Hương trà sẽ không còn tươi nữa. Mà thay vào đó là hương vị chocolate, caramel, mạch nha, khoai mật…

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TRÀ ĐEN

Trà đen hay hồng trà được ra đời ở núi Vũ Di, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), vào thế kỷ 17. Ở Trung Quốc thì trà đen được gọi là hồng trà. Vì nước trà có màu đỏ, theo Hán Việt thì “hồng” có nghĩa là đỏ. Và màu đỏ cũng là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn trong văn hoá phương Đông.

Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 10

Vào khoảng thế kỷ 17 thì những người làm trà ở Vũ Di chủ yếu làm trà xanh và trà Ô Long. Trà Ô Long truyền thống là một loại trà lên men một phần. Tức là lá trà tươi sẽ được lên men khoảng 20 đến 30% để khiến cho hương vị trà phức tạp hơn.

Lá trà tươi nếu có hương hoa cỏ tự nhiên. Thì khi lên men một phần thì sẽ có những nốt hương khác nữa. Như hương trái cây khô hay kẹo mạch nha.

Thế là những người làm trà ở Vũ Di đã nghĩ ra cách làm trà mới. Đó là thay vì chỉ lên men ít thôi (khoảng 20-30%). Thì tại sao không lên men lá trà nhiều hơn. Tức là khoảng 80 đến 85%. Nhờ vậy mà trà sẽ thiên về những hương vị tối hơn. Như hương trái cây, mạch nha, chocolate và chỉ phảng phất một chút hương hoa mà thôi.

Lúc này thì cái tên “hồng trà” chưa được áp dụng cho loại trà mới này.

Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 11

Vào thế kỷ 17 thì cũng là lúc mà các đội tàu Hà Lan bắt đầu lấy trà ở Quảng Châu và nhập sang Châu Âu. Và trà đến từ Vũ Di cũng rất được ưa chuộng. Do nhập nhiều loại trà nên những nhà buôn này cần phải phân các loại trà thành nhóm. Và nhóm “trà xanh” và “trà đen” được ra đời.

Xem thêm:  Khám Phá 5 Tác Dụng Của Trà Đen
Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 12
Tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan.

Loại trà đến từ Vũ Di được xếp vào nhóm “trà đen”. Vì cánh trà có màu đen. Thế nhưng người Trung Quốc thì không thích cái tên này. Vì màu đen là màu của sự xui xẻo. Nên cái tên “hồng trà” được những người buôn trà Trung Quốc đặt cho. Họ gọi là hồng trà vì nước trà có màu đỏ (theo Hán Việt thì “hồng” có nghĩa là màu đỏ).

PHÂN BIỆT GIỮA TRÀ ĐEN VÀ HỒNG TRÀ

Về cơ bản thì hồng trà và trà đen được xem là một loại trà. Chẳng hạn như ở Anh hay các thuộc địa cũ của họ thì “trà đen” là một loại trà được lên men hoàn toàn. Ở những thuộc địa cũ của Anh như Ấn Độ, Sri Lanka hay Kenya thì trà đen cũng được định nghĩa là như vậy.

Còn ở Trung Quốc hay Đài Loan thì họ gọi “trà đen” là “hồng trà”. Như đã nói ở trên thì màu đen được xem là màu xui rủi. Nên cái tên “hồng trà” nó sẽ có ý nghĩa may mắn hơn.

Tuy nhiên, về mặt chế biến thì hồng trà ở Trung Quốc sẽ khác một chút khi so với trà đen đến từ Ấn Độ.

Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 13

Điểm khác biệt lớn nhất đó chính là độ lên men. Hồng trà thường sẽ được lên men thấp hơn một chút so với trà đen. Hồng trà thường chỉ được lên men tầm 85 đến 90% mà thôi. Còn trà đen được lên men hoàn hoàn 100%.

Phần lớn trà đen trên thế giới được sản xuất theo mô hình CTC. CTC là viết tắt của Crush, Tear và Curl. Đây là phương pháp làm trà công nghiệp bằng máy với việc lá trà được bằm, làm dập và cuộn thành viên.

Cách làm trà này được chính thức áp dụng vào năm 1930 ở Ấn Độ bởi người Anh. Vì họ muốn sản xuất trà đen nhanh và với sản lượng cao hơn. Để đáp ứng được nhu cầu lớn vào thời bấy giờ.

Cách làm này sẽ giúp cho lá trà lên men hoàn toàn 100% và nhanh. Toàn bộ lá trà được băm nhỏ và làm dập đồng đều. Nhờ vậy mà trà thành phẩm luôn có chất lượng đồng đều. Vị trà sẽ đậm đà. Trà cũng sẽ dễ đóng gói hơn như cho vào túi lọc chẳng hạn. Và đặc biệt là giá thành phẩm sẽ thấp.

Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 14
Trà làm theo phương pháp CTC.

Ở Việt Nam thì phần lớn trà đen cũng được được sản xuất mô hình như trên. Tức là quy mô công nghiệp và trà thành phẩm sẽ là loại trà có giá thấp. Chủ yếu là để xuất khẩu. Một phần nhỏ trà đen như trà đen nguyên lá thì sẽ sản xuất theo mô hình truyền thống hơn.

Còn hồng trà thì thường sẽ được chế biến dạng cao cấp hơn. Nguyên liệu thường lấy từ vườn được chăm sóc tỉ mỉ. Những lá trà ngon và non nhất mới được hái. Trà cũng được hái và chế biến theo mô hình bán thủ công.

Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 15

Thế nên hồng trà thường sẽ có giá cao hơn là trà đen. Hương vị của hồng trà cũng sẽ thơm ngon hơn. Tuy nhiên, trà đen lại đậm đà và giá thấp nên sẽ hợp cho pha chế hơn.

Chính vì vậy nên nói trà đen và hồng trà là một cũng đúng. Hoặc xem là hai loại trà khác nhau cũng đúng. Điều này phụ thuộc vào từng quốc gia hay từng vùng trà khác nhau.

Xem thêm:  Cách Làm Trà Thái Xanh

CÁCH PHA TRÀ SỮA BẰNG TRÀ ĐEN

Một trong những cách uống trà đen phổ biến nhất đó là pha trà sữa bằng trà đen. Ở Ấn Độ thì họ kết hợp trà đen với sữa và thảo mộc, tạo nên món chai nổi tiếng. Ở Thái thì có món trà sữa Thái cũng là kết hợp trà với sữa và gia vị. Ở Hong Kong thì có trà sữa Hong Kong là sự kết hợp của trà đen và sữa đặc. Còn Đài Loan thì có trà sữa trân châu đã quá quen thuộc với người Việt.

hồng trà sữa thái

Sau đây là cách pha trà sữa bằng trà đen theo gu đậm vị của người Việt. Trà sữa pha ra sẽ thơm đậm vị trà. Nhưng đồng thời cũng sẽ béo và sánh mịn. Công thức này là dành cho 10 ly.

Để đúng gu trà của Người Việt thì bạn nên dùng loại trà đen nấu trà sữa có xuất xứ Việt Nam. Chẳng hạn như các loại trà đen pha trà sữa của thương hiệu Danh Trà.

Chuẩn bị:

  • 100g trà đen Danh Trà
  • 1.500ml nước sôi
  • 150g bột béo
  • 200g sữa đặc
  • 50g đường

Cách pha:

  1. Ủ TRÀ: cho 100g trà đen ủ với 1.500ml nước sôi trong 10 phút.
  2. PHA TRÀ: lọc hết phần xác trà. Sau đó cho bột béo, sữa đặc và đường vào khuấy đều cho đến khi tan hết nguyên liệu.
  3. LÀM NGUỘI TRÀ: cho khoảng 150g đá vào khuấy chung với hỗn hợp để làm nguội trà sữa. Hoặc để cho trà nguội tự nhiên.
  4. BẢO QUẢN: cho vào chai và cất vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Trà sữa sau khi pha chế có thể để được tối đa là 3 ngày.

Bạn có thể tuỳ chỉnh cách pha trà sữa bằng trà đen ở trên. Nếu muốn đậm trà thì có thể cho thêm trà hoặc ủ trà lâu hơn. Nếu uống gu nhẹ kiểu Đài Loan thì chỉ nên dùng khoảng 50g trà mà thôi. Nếu muốn béo nhiều hoặc ít béo thì gia giảm bột béo hoặc sữa đặc.

CÁCH PHA TRÀ ĐEN

Trà đen là loại trà dễ pha hơn nhiều so với trà xanh. Vì trà đen ít kén nước hơn. Bạn có thể dùng hầu hết các loại nước để pha trà đen. Miễn là nước sạch.

Loại trà pha trà đen ngon nhất là nước suối tự nhiên. Đứng thứ nhì là nước tinh khiết đóng chai. Còn muốn tiện dụng hơn thì bạn có thể dùng nước máy đã lọc qua thì pha trà cũng rất ổn.

Nếu pha trà đen để pha chế thì nên dùng nước sôi 100 độ C. Còn nếu uống thiên về thưởng thức thì chỉ cần nước sôi tầm 90 độ là đủ.

cách pha hồng trà

Tỷ lệ trà và nước thì thuộc về gu. Nên cũng không có công thức cụ thể. Mỗi lần pha trà thì mình dùng khoảng 5-7g trà. Hãm trong ấm có dung tích tầm 300ml. Hãm trong 1-2 phút rồi rót ra thưởng thức.

Đối với loại trà lên men cao như trà đen thì bạn nên dùng ấm có khả năng giữ nhiệt tốt một chút. Vì không đủ nhiệt thì vị trà cũng sẽ không đầy đủ. Nên pha trà trong ấm sứ dày hoặc ấm đất.

Xem thêm:  Trà Earl Grey: Tìm Hiểu & Cách Làm Trà Bá Tước

TÁC DỤNG CỦA TRÀ ĐEN

Nếu xếp hạng loại trà nào tốt cho sức khoẻ nhất. Thì đó chính là trà xanh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trà đen không tốt. Trà đen cũng tốt cho sức khoẻ nhưng theo một cơ chế khác một chút.

Lý do mà trà xanh tốt cho sức khoẻ là vì trong trà xanh có chứa nhiều nhóm catechin chống oxy hoá. Nổi bật nhất trong số các catechin này là EGCG. Nếu xem quảng cáo các loại trà xanh đóng chai thì họ sẽ rất ca ngợi EGCG có những tác dụng tuyệt vời.

Đúng là EGCG tốt thật nhưng mà bạn sẽ không hấp thu được nhiều EGCG từ nước trà đóng chai đâu. Tốt nhất là tự pha trà từ lá trà tươi hoặc lá trà khô là tốt nhất.

Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 16

Trà đen thì không có nhiều EGCG như trà xanh. Sau khi lên men thành trà đen thì những nhóm chất này bị chuyển hoá sang dạng khác. Và trong đó nổi bật nhất là theaflavinthearubigin. Đây cũng là những “chiến tướng” giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của trà đen.

Và sau đây là một số tác dụng của trà đen đã được (phần nào) kiểm chứng.

Công dụng của trà đen bao gồm:

  1. Giảm nguy cơ đột quỵ
  2. Giảm chứng tăng huyết áp
  3. Giảm đường trong máu
  4. Giảm nguy cơ mắc ung thư*
  5. Hỗ trợ điều trị tiểu đường*
  6. Giảm cân
  7. Tốt cho đường ruột
  8. Tăng cường chức năng não

*Chưa thử nghiệm trên người.

Vậy uống trà đen mỗi ngày có tốt không? Câu trả lời có. Theo một nghiên cứu dựa trên 500 nghìn người ở Anh Quốc. Thì những người có thói quen uống hơn 2 tách trà đen mỗi ngày có nguy cơ tử vong thấp hơn 13% so với người bình thường.

CÁC LOẠI TRÀ ĐEN

Trà đen túi lọc

Trà đen túi lọc là dạng trà đen được sản xuất theo mô hình CTC nêu trên. Cánh trà có dạng hạt mịn nên thích hợp cho vào túi lọc trà bằng giấy hoặc nhựa.

Trà Đen: 5 Điều Bạn Cần Biết 17

Bạn có thể mua trà đen túi lọc ở các siêu thị. Một số thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến là trà đen Lipton hay Cozy.

Dạng trà đen túi lọc này rất tiện dụng khi pha. Và giá thành cũng vừa phải. Nên thích hợp để uống hàng ngày hay pha chế cũng rất ổn.

Trà đen nguyên lá

Trà đen nguyên lá là dạng trà đen được sản xuất theo kiểu truyền thống. Thường thì trà đen nguyên lá sẽ có chất lượng cao hơn so với trà đen CTC hay trà đen túi lọc.

trà đen shan tuyết cổ thụ

Tuy nhiên, nhược điểm của trà đen nguyên lá là không đậm vị và được nước như trà đen CTC. Ngoài ra thì giá thành của trà đen nguyên lá cũng sẽ cao hơn.

Nếu bạn mua trà đen để thương thức hàng ngày thì nên mua trà đen nguyên lá. Còn nếu pha chế thì bạn có thể dùng trà đen nguyên lá để mix thêm vào trà đen thường để tăng thêm hương vị.