Tinh Dầu Tràm Trà và 10 Tác Dụng Cho Da

Tinh Dầu Tràm Trà và 10 Tác Dụng Cho Da 5

Tea Tree Oil hay Tinh Dầu Tràm Trà là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm trị mụn. Hay một số vấn đề về dị ứng ở da khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về khả năng trị mụn của tinh dầu tràm trà.

Vì nhiều người tin là tea tree oil chỉ giúp giảm sưng mà thôi. Qua đó tạo cảm giác ‘ảo’ là sản phẩm có tác dụng. Chứ không hề giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Vậy sự thật ra sao?

Tea Tree Oil (Tinh Dầu Tràm Trà) là gì?

Tea Tree Oil hay còn được gọi là tinh dầu tràm trà, là loại tinh dầu được chiết từ lá của cây tràm trà. Cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) là loại cây thuộc họ cây tràm. Và tinh dầu từ các giống cây chàm đều có những tác dụng tốt cho da.

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa cây tràm tràcây trà (camellia sinensis). Cây trà chính là loại cây tạo nên các loại trà quen thuộc mà chúng ta hay uống như trà xanh hay trà đen (hồng trà). Cây trà cũng có dầu nhưng không phải tinh dầu mà là dầu ép từ hạt trà. Hay còn được gọi là dầu hạt trà (tea seed oil). Dầu hạt trà cũng là một loại dầu dưỡng ẩm tốt cho da.

tinh dầu tràm trà, dầu hạt trà
Tinh dầu tràm trà (bên trái) được làm từ lá của cây tràm trà. Dầu hạt trà (bên phải) được làm từ hạt của cây trà.

Ở Úc thì cây tràm trà được gọi đơn giản là tea tree (cây trà). Thế nên chúng ta mới có sự dễ nhầm lẫn về tên này. Thế nhưng không phải tự nhiên mà người Úc gọi cây tràm trà là cây trà đâu nhé. Có lý do hết đấy.

Cây tràm trà có nguồn gốc ở bờ Tây nước Úc. Đặc biệt là ở 2 bang New South Wales và Queensland. Người Châu Âu đầu tiên đặt chân lên Úc là vị thuyền trưởng nổi tiếng James Cook. Do là người Anh nên ông rất nghiện uống trà. Tuy nhiên, trong những cuộc du hành dài trên biển thì trà ông mang theo đã cạn kiệt. Khi đến Úc thì ông dùng lá của một loại cây để pha trà. Và loài cây đó chính là cây tràm trà. Và đây chính là lý do tại sao loại cây này bị gọi sang là cây trà.

Tinh Dầu Tràm Trà và 10 Tác Dụng Cho Da 6
Cây tràm trà nở hoa

Mặc dù vậy thì cây tràm trà chưa bao giờ được người thổ dân bản địa ở Úc dùng để pha trà cả. Mà họ dùng lá của loài cây này để đan thành chiếu hoặc nôi cho trẻ em ngủ. Lá của cây tràm trà còn được dùng để vá thuyền, lợp mái nhà hoặc bảo quản thực phẩm. Và tinh dầu tràm trà được họ dùng để trị các vấn đề về da cũng như nhiều loại bệnh khác.

Tinh dầu tràm trà được người thổ dân Úc dùng để trị các vấn đề về da từ hơn 300 năm trước. Và đến ngày nay thì nhiều sản phẩm chăm sóc da có thành phần tea tree oil đã được sử dụng rộng rãi để trị mụn hay nứt nẻ gót chân.

Tác dụng của Tinh Dầu Tràm Trà

Công dụng được biết đến nhiều nhất của sản phẩm Tea Tree Oil đó là trị mụn. Thế nhưng bạn cần nên biết là thành phần này còn có nhiều tác dụng tốt khác nữa. Và đây là top 10 tác dụng của tinh dầu tràm trà.

1. Tinh dầu tràm trà giúp trị mụn

Trị mụn chính là khả năng nổi tiếng nhất của tinh dầu tràm trà. Chỉ cần tìm kiếm thành phần tea tree oil là bạn sẽ thấy được hàng trăm sản phẩm. Những sản phẩm này hầu hết đều có công thức là giống nhau. Với nồng độ của thành phần tinh dầu tràm trà là từ 5 đến 10%.

Không phải tự nhiên mà các hãng sản xuất có con số này. Mà đã có một nghiên cứu lâm sàng (trên người) đã chứng minh được hiệu quả của tea tree oil lên mụn khi dùng từ 5%. Tình trạng mụn của nhóm dùng gel có tinh dầu tràm trà đỡ hơn gần 6 lần so với nhóm dùng giả dược (placebo).

tea tree oil, tinh dầu tràm trà
Trị mụn là khả năng được biết đến nhiều nhất của tinh dầu tràm trà.

Nếu bạn đang bị mụn và đã dùng các loại kem trị mụn. Thì có lẽ bạn đã nghe qua thành phần benzoyl peroxide rồi. Nói một cách đơn giản thì đây là thành phần trị mụn (mức độ nhẹ cho đến vừa) hiệu quả nhất mà bạn có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ.

Trong một nghiên cứu so sánh, thì hiệu quả của 5% tinh dầu tràm trà được so với 5% benzoyl peroxide. Cả 2 thành phần này đều có khả năng giảm mụn rất tốt và gần như là có tác dụng tương đương nhau. Khác một điều là tinh dầu tràm trà có hiệu quả chậm hơn một chút.

Xem thêm:  Bột Trà Xanh: 6 Công Dụng và Cách Làm

Các loại chấm mụn tinh dầu tràm trà bán ở trên mạng đều đã được làm loãng. Tỷ lệ rơi vào khoảng 5 đến 10% nên bạn có thể bôi lên da luôn. Nếu bạn mua được loại 100% tinh dầu thì cần nên làm loãng trước khi dùng. Kết hợp tinh dầu tràm tra với dầu dừa theo tỷ lệ 1:20 (1 phần tea tree oil, 20 phần dầu dừa) là có thể dùng được lên da rồi.

Hầu hết những nghiên cứu cho thấy hiệu quả cao đều cho bệnh nhân dùng ít nhất là 5% tinh dầu tràm trà và bôi 2 lần một ngày. Một số nghiên cứu dùng nồng độ thấp hơn thì lại cho kết quả không cao.

tea tree oil, tinh dầu tràm trà
Không nên bôi tinh dầu tràm trà nguyên chất lên da. Mà hãy pha loãng với các loại dầu tốt cho da khác. Như dầu dừa hay dầu olive.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là tea tree oil chỉ có hiệu quả lên tình trạng mụn mức độ nhẹ đến vừa. Bao gồm: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá và mụn mủ. Còn các loại mụn nặng như mụn bọc và mụn nang thì rất khó điều trị bằng cách dùng bôi ngoài da.

Trong một nghiên cứu của Ấn Độ thì các nhà khoa học so sánh tác dụng của tinh dầu tràm trà cho các dạng mụn. Kết quả của họ cũng cho thấy là loại tinh dầu này có hiệu quả cao với tình trạng mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng) và mụn viêm (mụn trứng cá). Và hiệu quả rất thấp đối với mụn sâu dưới da (mụn bọc, mụn nang).

Khi bị mụn nặng thì bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu. Họ sẽ kê đơn thuốc uống giúp điều trị mụn từ bên trong. Chỉ như vậy mới trị được mụn bọc và mụn nang.

2. Tinh dầu tràm trà giúp mờ thâm và liền sẹo mụn

Khi bôi tea tree oil lên vết mụn thì không chỉ giúp trị mụn, mà còn giúp da nhanh hồi phục hơn sau mụn. Lý do là tinh dầu tràm trà giúp kích thích hoạt động của tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu đóng vai trò là một ‘vệ sĩ’ để bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng. Đồng thời giúp ‘kêu gọi’ yếu tố tăng trưởng (growth factor) tập trung lại để hồi phục da nhanh hơn.

Tinh Dầu Tràm Trà và 10 Tác Dụng Cho Da 7

Trong một nghiên cứu lâm sàng nhỏ với 10 người tham gia thì có đến 9 người cho thấy vết thương hồi phục nhanh hơn khi được bôi tinh dầu tràm trà. Không chỉ giúp vết thương nhanh hồi phục, tinh dầu tràm trà còn giúp sát trùng vết thương. Nhất là đối với vi khuẩn S. aureus, một dạng vi khuẩn gây mủ và sưng đau ở vết thương bị nhiễm trùng. Thế nên nếu lỡ may mụn bị vỡ thì bạn có thể bôi tinh dầu lên để sát trùng.

3. Tinh dầu tràm trà giúp diệt vi khuẩn truyền nhiễm

Trong giai đoạn dịch cúm COVIV 19 hoành hành, nhiều hãng mỹ phẩm đã tung ra các sản phẩm nước rửa tay có chứa tea tree oil. Và họ cũng có lý chứ không phải là không.

Trong một nghiên cứu ở Úc, thì các nhà nghiên cứu so sánh tác dụng diệt vi khuẩn cúm của tinh dầu tràm trà và tinh dầu khuynh diệp. Vi khuẩn cúm thường lây lan qua đường không khí. Và nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu xem hơi tinh dầu có diệt được vi khuẩn cúm trong không khí hay không. Kết quả là cả 2 loại tinh dầu đều có hiệu quả. Nhưng tinh dầu hiệu quả hơn hẳn khi tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn cúm. Còn khuynh diệp thì không.

nước rửa tay, khẩu trang
Rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở nơi công cộng là việc nên làm để hạn chế virus cúm lây lan.

Chính vì vậy nên tea tree oil cũng là thành phần hay được sử dụng trong liệu pháp mùi hương (aromatherapy). Bạn có thể sử dụng thành phần này thông quá các máy khuyếch tán tinh dầu. Tuy nhiên, cũng cần nên sử dụng cẩn thận khi gia đình có trẻ còn quá nhỏ hay phụ nữ mang thai.

Một nghiên cứu đến từ nước Úc khác cũng cho thấy tinh dầu tràm trà giúp diệt một số vi khuẩn như E. coli (tiêu chảy)S. pneumoniae (bệnh hô hấp) và H. influenzae (bệnh tai). Chính vì vậy sản phẩm tea tree oil có thể ứng dụng để làm nước rửa tay giúp diệt khuẩn rất tốt.

4. Tinh dầu tràm trà giảm vết côn trùng cắn

Bạn có biết tại sao mỗi khi bị côn trùng cắn thì da lại nổi mẩn ngứa không? Như khi chúng ta bị muỗi đốt, thì nước bọt của muỗi bị cơ thể xem là chất lạ cần diệt trừ. Thế là hệ miễn dịch gửi một một thành phần có tên là histamine đến vết cắn. Histamine khiến cho máu cùng với bạch cầu tập trung nhiều ở vết cắn nên vết cắn bị sưng lên. Còn cảm giác ngứa là do thành phần này gửi tín hiệu lên dây thần kinh ở vết cắn.

vết muỗi cắn

Mỗi khi bị côn trùng như muỗi đốt hay kiến cắn thì việc chúng ta hay làm là lấy dầu gió bôi lên vết cắn. Mỗi hãng sẽ có một cách làm dầu gió khác nhau (gia truyền). Thế nhưng thành phần hay gặp nhất đó là lá bạc hà Á. Tinh dầu của lá bạc hà Á có khả năng làm giảm các triệu chứng do histamine tạo ra như sưng và ngứa.

Xem thêm:  Mặt Nạ Trà Xanh: 5 Công Thức Cho Từng Loại Da

Và một loại tinh dầu khác cũng có khả năng tương tự, đó là tea tree oil. Nghiên cứu lâm sàng trên 27 người cho thấy tinh chất tràm trà có khả năng giảm sưng và ngứa hiệu quả chỉ sau 10 phút được bôi lên da.

5. Tinh dầu tràm trà giúp đuổi côn trùng

Một trong những cách chống muỗi hay côn trùng được nhiều người áp dụng đó là xịt chống muỗi. Thế nhưng bạn cần nên biết là đa phần các sản phẩm xịt chống muỗi có trên thị trường có chứa DEET. Thành phần này về cơ bản là an toàn khi sử dụng trên da. Thế nhưng Bộ Y Tế Canada cũng khuyến cáo là sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Và từ 2 đến 12 tuổi thì nồng độ cho phép của thành phần DEET là 10% hoặc ít hơn.

xịt chống muỗi

Trong một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy có đến 8 loại tinh dầu có khả năng đuổi muỗi tốt hơn so với DEET. Và tea tree oil là một trong số này. Không chỉ đuổi muỗi, tinh dầu tràm trà còn giúp đuổi cả ruồi. Khả năng này có thể kéo dài hiệu quả tối đá lên đến 4 giờ đồng hồ. Và giảm sút còn một nửa sau 24 giờ.

Chính vì vậy bạn nên sử dụng sản phẩm xịt chống muỗi có nguồn gốc thiên nhiên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là tinh dầu không hề rẻ. Thế nên một số sản phẩm quảng cáo là tinh dầu nhưng sự thật là tinh dầu chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Còn lại là thêm DEET để có hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà cho máy khuếch tán tinh dầu để đuổi muỗi. Hoặc trộn loại tinh dầu này với dầu dừa theo tỷ lệ 1:20 (1 phần tea tree oil, 20 phần dầu dừa) để bôi lên da hàng ngày. Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm rất tốt, kết hợp với tinh dầu tràm trà sẽ giúp bạn vừa đuổi muỗi lại vừa ngừa một số triệu chứng về da.

6. Tinh dầu tràm trà giúp trị gàu

Gàu là triệu chứng khi da đầu bắt đầu tróc vảy. Tạo nên những vảy trắng bám trên da đầu. Triệu chứng này không liên quan đến việc người bị ‘ở dơ’ hay không. Nhưng rất dễ gây mất thiện cảm nếu da đầu bạn nhiều gàu.

Để trị gàu thì bạn có thể mua các loại dầu gội chuyên trị gàu. Chỉ cần gội vài ngày là bạn có thể hết gàu ngay. Tuy nhiên, nếu ngại thay đổi dầu gội ưa thích đang sử dụng. Thì bạn hoàn toàn có thể dùng tea tree oil để trị gàu. Nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà có khả năng trị gàu rất hiệu quả.

dầu dưỡng tóc
Có rất nhiều loại dầu rất tốt cho việc dưỡng tóc như dầu argan, dầu dừa hay hạnh nhân. Bạn có thể trộn vài giọt tinh dầu trà tràm với các loại dầu này nếu da đầu bị gàu.

Khi chuẩn bị gội đầu, bạn chỉ cần cho dầu gội đầu ra tay, rồi cho 2-3 giọt tea tree oil vào dầu gội đầu. Sau đó gội đầu bình thường là sẽ hết nhanh gàu chỉ sau vài lần sử dụng. Không chỉ giúp trị gàu mà còn có thể giúp bạn ngừa nấm cũng vảy nên da đầu.

7. Tinh dầu tràm trà giúp diệt khuẩn ở miệng

Không chỉ kem đánh răng, mà nước súc miệng cũng bắt đầu được nhiều người sử dụng để chăm sóc răng miệng. Vì nước súc miệng giúp diệt vi khuẩn ở răng miệng rất tốt. Thế nhưng cũng khá nhiều người ghét dùng nước súc miệng vì tạo cảm giác cay và đau rát. Thậm chí là sau khi dùng nước xúc miệng thì nhiều người còn không cảm nhận được độ ngon của thức ăn.

Lý do là trong các loại nước súc miệng phổ biến đều có chứa thành phần chlorhexidine. Thành phần này có khả năng diệt khuẩn và mảng bám răng miệng rất tốt. Nhưng lại có mùi vị rất khó chịu. Thậm chí là có thể ảnh hưởng tới vị giác.

Chính vì vậy nên nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu các thành phần có thể thay thế chlorhexidine. Và một trong số này đó là tea tree oil.

Một nghiên cứu của Brazil cho thấy tinh dầu tràm trà có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn ở miệng sau khi sử dụng hàng ngày trong một tuần. Tuy nhiên, nếu nói về hiệu quả toàn diện thì quả thực tinh dầu tràm trà còn kém so với nước súc miệng bình thường

tea tree oil, tinh dầu tràm trà
Tự làm nước súc miệng tự nhiên bằng muối và tinh dầu tràm trà.

Vì nước súc miệng không chỉ giúp diệt khuẩn mà còn ngừa luôn mảng bám ở răng. Còn tinh dầu tràm trà chỉ có khả năng diệt khuẩn mà thôi. Đặc biệt là các triệu chứng liên quan đến vi khuẩn ở miệng như viêm nướu và hôi miệng.

Xem thêm:  Trà Atiso: 7 tác dụng của trà atiso bạn nên biết

Để sử dụng tinh dầu tràm trà làm nước súc miệng. Thì bạn có thể cho một giọt tinh dầu vào ly nước muối. Sau đó súc miệng trong vòng 30 đến 60s là được.

8. Tinh dầu tràm trà giúp trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là triệu chứng da dị ứng khi tiếp xúc với một thành phần nào đó. Chẳng hạn như đồ vật, mỹ phẩm, thuốc bôi, động vật hay cây cối. Triệu chứng hay gặp nhất đó là nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Tinh Dầu Tràm Trà và 10 Tác Dụng Cho Da 8

Nhất là đối với những bạn có đam mê thử mỹ phẩm mới thì rất hay gặp phải viêm da tiếp xúc. Vì trong trong một sản phẩm chăm sóc da có thể chứa đến hàng chục thành phần khác nhau. Và bạn chỉ cần dị ứng với một trong số này là có thể bị viêm da tiếp xúc.

Tea tree oil được chứng minh là hiệu quả là hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của viêm da tiếp xúc. Thậm chí tinh dầu tràm trà còn hiệu quả hơn nhiều so với một số thành phần có trong thuốc trị viêm da phổ biến.

9. Tinh dầu tràm trà giúp trị nấm móng

Nấm móng là tình trạng khi móng tay bắt đầu xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng. Rồi nhiễm từ từ và bắt đầu lan rộng. Nấm móng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây tổn thương đau đớn.

bệnh nấm móng

Trong một nghiên cứu thì 60% bệnh nhân hết bệnh một phần hoặc hoàn toàn khi được bôi tea tree oil. Mặc dù vậy thì bệnh nấm móng khó điều trị khi bôi thuốc ngoài da. Bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu và được kê đơn thuốc uống thì sẽ hiệu quả hơn.

10. Tinh dầu tràm trà giúp trị chấy

Chấy hay còn gọi là chí là loại ký sinh trùng hay bám ở da đầu trẻ nhỏ. Chỉ cần một bé mắc chấy thôi là có thể lây cho nhiều bé khác trong cùng một lớp nhà trẻ.

Chấy càng ngày càng lờn thuốc nên nhiều khi cùng một loại dầu gội thì có lúc dùng hiệu quả có lúc không. Thế nên các nhà nghiên cứu cần phải tìm hiểu những phương thức hiệu quả hơn. Và tea tree oil là thành phần giúp trị chấy hiệu quả.

chấy, chí
Trứng chấy bám trên tóc

Trong một nghiên cứu thì các nhà khoa học nhận thấy tinh dầu tràm trà có thể diệt chấy hoàn toàn chỉ sau 30 phút bôi lên đầu. Trong nghiên cứu này thì các nhà khoa học dùng tinh dầu tràm trà với tỷ lệ là 1%. Thế nên nếu bạn muốn trị chấy cho bé thì có thể pha tinh dầu tràm trà với dầu dừa theo tỷ lệ là 1:100. Khoảng 2 giọt tinh dầu cho 1 muỗng canh dầu dừa. Rồi bôi một lượng vừa phải lên đầu trẻ.

Lưu ý khi dùng tinh dầu tràm trà

Mặc dù có khả năng làm giảm viêm da tiếp xúc hay kích ứng. Nhưng bản thân tea tree oil cũng có khả năng gây kích ứng riêng. Chính vì vậy nếu bạn dùng tinh dầu tràm trà thì hãy nên bôi lên một vùng da nhỏ trước xem phản ứng rồi hãy bắt đầu dùng thường xuyên.

Đa phần những sản phẩm như chấm mụn (spot treatment) tinh dầu tràm trà đều đã được làm loãng. Nếu bạn mua được loại tinh dầu 100% chưa pha loãng thì phải pha loãng trước khi bôi lên da. Một nghiên cứu cho 217 bệnh nhân bôi 10% tinh dầu tràm trà cho thấy không có kích ứng gì. Nên chúng ta có thể an tâm là là tea tree oil an toàn khi được pha loãng dưới 10%.

tea tree oil, tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có nhiều tác dụng tốt nhưng phải được sử dụng đúng cách.

Tea tree oil chỉ để bôi lên da hoặc dùng để súc miệng. Chứ không được uống. Đã có những báo cáo cho thấy việc ngộ độc tinh dầu tràm trà. Nhưng rất may là các trường hợp này đều kịp thời cứu chữa và không có tử vong.

Trẻ em có gan chưa phát triển đầy đủ và da mỏng nên có thể sẽ dễ gặp dị ứng khi tiếp xúc với tinh dầu tràm trà. Thế nên không nên dùng tinh dầu với bất kỳ hình thức nào cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đối với trẻ lớn hơn (3 tuổi trở lên) thì hạn chế bôi lên da và pha thật loãng tinh dầu nếu muốn dùng. Nếu dùng máy khuếch tán tinh dầu thì chỉ nên bật máy tối đa là một tiếng đồng hồ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *