Nhà khảo cổ tìm ra trà có niên đại 2.100 năm

trà, trà đạo, trà ô long trà thái nguyên, trà trung quốc

Trà đã có mặt trong văn hoá nhân loại từ hàng nghìn năm nay nhưng chưa ai có thể xác định được rõ ràng từ bao giờ. Nhưng mới đây các nhà khảo cổ Trung Quốc đã xác định được một nhúm trà có niên đại lên đến 2.100 năm.

Theo Nature, trong lúc khai quật mộ phần của Hán Cảnh Đế (188 TCN – 141 TCN) – vị vua thứ sáu của triều đại nhà Hán (203 TCN -220), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một khối thực vật mà họ đoán rằng có thể là trà. Đây là một phát hiện lớn của nghành khảo cổ học vì từ trước đây họ chỉ tìm thấy trà khô có niên đại khoảng 1.000 mà thôi. Mộ phần của vị vua này hiện nằm ở Tây An, một thành phố lớn thuộc tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc). Trong giai đoạn nhà Hán trị vì thì Tây An có tên là Trường An, và Trường An cũng chính là một đầu xuất phát của con đường tơ lụa nổi tiếng. Phát hiện này không chỉ chứng minh là trà đã có mặt trừ trước công nguyên, mà còn là minh chứng cho việc nhà Hán đã giao thương với Tây Tạng vào những năm 200 TCN, vì trà trong lăng mộ vua hán Cảnh Đế được xác định là có nguồn gốc từ Tây Tạng.

Xem thêm:  Ba cây trà cổ thụ nhiều tuổi nhất thế giới

Thực chất là nhúm trà này đã được tìm ra từ 10 năm trước nhưng các nhà khảo cổ chỉ có thể khẳng định đây là một dạng thực vật có thể thể là trà chứ không chắc là có chính xác hay không. Gần đây khi bắt tay vào phân tích nhúm thực vật này thì họ có thể chắc chắn đây là lá trà vì nhúm lá này có chứa caffeine và theanine đặc trưng. Họ còn xác định rằng đây còn là loại trà ngon hảo hạng vì nhúm trà này chỉ toàn lá non được thu hoạch theo phương pháp “một tôm hai lá”.

Xem thêm:  Trà Đen: 5 điều bạn nên biết về trà đen (hồng trà)

Con đường tơ lụa đã hình thành rất lâu từ trước triều đại nhà Hán, nhưng các nhà khảo cổ học có ít bằng chứng về việc thương gia đã mua bán trao đổi những thứ gì ngoài tơ lụa nổi tiếng. Họ cho rằng hạt cây trồng và một số sản phẩm nông nghiệp chính là nguồn hàng hoá chính trên con đường mua bán trao đổi kéo dài từ Đông sang Tây này. Phát hiện mới này đã góp phần làm rõ thêm bức tranh của con đường tơ lụa huyền thoại.

Tiến Vũ