Trà hoa đậu biếc hiện là cơn sốt trên Instagram ở nhiều nơi trên thế giới. Vì loại trà này có một màu xanh da trời tuyệt đẹp. Thế nhưng loại trà này không chỉ đơn giản là có màu sắc đẹp để pha chế. Mà loại trà này còn tốt cho tóc, móng tay và hệ miễn dịch của bạn nữa. Hãy cùng Danh Trà tìm hiểu xem loại trà này tốt ra sao nhé.
TRÀ HOA ĐẬU BIẾC LÀ GÌ?
Tra hoa đậu biếc là loại trà thảo mộc được pha từ cánh hoa đậu biếc. Hoa đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea. Đây là loài hoa được tìm thấy ở một số nước Đông Nam Á. Chủ yếu là ở các nước như Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Phillipines.
Hoa đậu biếc có màu xanh da trời tự nhiên. Nên loài hoa này được sử dụng như một loại thuốc nhuộm, nhất là dùng để nấu ăn. Màu nước của hoa đậu biếc có thể thay đổi phụ thuộc vào độ pH. Chẳng hạn như dùng nước có nhiều acid như thêm nước chanh vào thì màu xanh da trời chuyển dần dần sang màu tím.
Nhờ vào khả năng đổi màu này mà trà hoa đậu biếc được ưa chuộng ở nhiều tiệm trà sữa trên thế giới. Khi kết hợp với các loại thành phần khác nhau thì màu nước trà cũng thay đổi theo.

TÁC DỤNG CỦA TRÀ HOA ĐẬU BIẾC
1. Trà hoa đậu biếc ngừa bệnh tiểu đường
Trong một nghiên cứu trên động vật ở Ấn Độ cho thấy, chiết xuất hoa đậu biếc có khả năng làm giảm đáng kể lượng đường glucose trong máu. Qua đó góp phần vào việc ngừa bệnh tiều đường. Tác dụng của hoa đậu biếc được các nhà khoa học nhận định là tương đương glibenclamide. Đây là loại thuốc phổ biến được dùng để kiểm soát đường huyết cao.
2. Trà hoa đậu biếc giúp chống lão hoá
Cùng với nghiên cứu như trên, thì các nhà khoa học nhận thấy là chiết xuất hoa đậu biếc có khả năng làm giảm hoạt động của gốc tự do. Gốc tự do là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lão hoá nhanh ở người. Và họ cho rằng khả năng này của chiết xuất hoa đậu biếc cũng ngang với L-ascobic acid. Một dạng vitamin C có khả năng thúc đẫy collagen phát triển và ngừa lão hoá da mạnh mẽ. LAA là thành phần chính của rất nhiều serum Vitamin C nổi tiếng.
3. Trà hoa đậu biếc giúp giảm stress
Một nghiên cứu khác từ Ấn Độ cho thấy, chiết xuất hoa đậu biếc có tác động lên hệ thần kinh trung tâm của chuột thí nghiệm. Và các nhà khoa học tin là tác động này có thể tốt cho chứng trầm cảm, lo lắng, bồn chồn và các triệu chứng về hành vi khác.
4. Trà hoa đậu biếc giúp ngừa máu nhiễm mỡ
Nghiên cứu sau đây không dùng hoa đậu biếc. Mà các nhà khoa học dùng chiết xuất được lấy từ rễ và hạt của cây đậu biếc. Họ kết hợp chiết xuất của rễ và hạt đậu biếc cùng với chiết xuất hạt đậu mười để nghiên cứu tác dụng trị máu nhiễm mỡ. Đậu mười hay đậu xanh bốn mùa là loại đậu hay được dùng như một vị thuốc ở Ấn Độ.
Kết quả thí nghiệm trên động vật cho thấy sự kết hợp trên có hiệu quả trong việc ngừa máu nhiệm mỡ.
5. Trà hoa đậu biếc giúp giảm sốt
Khi bị sốt thì chúng ta tìm ngay đến loại thuốc giảm sốt phổ biến, đó là paracetamol. Thế nhưng bạn có biết rằng hoa đậu biết có tác dụng giảm sốt không kém gì loại thuốc kháng sinh này. Đây là kết quả của một nghiên cứu khác của Ấn Độ. Các nhà khoa học nhận thấy là tác dụng giảm sốt này kéo dài suốt 5 giờ sau khi cho bệnh nhận uống chiết xuất hoa đậu biếc.
6. Trà hoa đậu biếc giúp giảm rụng tóc
Theo y học cổ của Thái Lan thì trà hoa đậu biếc được dùng để trị bệnh hói đầu sớm cũng như bạc tóc sớm ở nam giới. Khả năng này được tin là đến từ Anthocyanin, thành phần giúp tạo màu tím của hoa đậu biếc. Anthocyanin được cho là giúp tăng cường tuần hoàn máu ở vùng đầu và làm khoẻ chân tóc. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứa khoa học hiện đại nào chứng minh cho khả năng này của hoa đậu biếc.
7. Trà hoa đậu biếc tăng cường trí nhớ
Nghiên cứu ở chuột cho thấy chiết xuất của cây đậu biếc có khả năng giúp tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy phần rễ của cây đậu biếc là có tác dụng tốt nhất cho trí nhớ so với cành hoặc lá. Không rõ là hoa đậu biếc có tác dụng tương tự hay không.
CÁCH PHA TRÀ HOA ĐẬU BIẾC
Chuẩn bị
- 1 muỗng canh hoa đậu biếc khô
- ấm trà
- 2 muỗng canh mật ong
Cách làm
- Đun nước sôi bằng bếp ga hay ấm nước điện.
- Cho hoa đậu biếc vào ấm trà. Bạn nên dùng ấm có dung tích khoảng 300 đến 500ml.
- Cho nước sôi vào đầy ấm.
- Ngâm trà trong thời gian ít nhất là 5 phút.
- Thêm mật ong vào ấm trà.
- Rót trà ra ly và thưởng thức.
- Nếu muốn uống lạnh thì để nước trà nguội rồi thêm đá.
Video cách pha hoa đậu biếc:
TÁC DỤNG PHỤ CỦA TRÀ HOA ĐẬU BIẾC
Trong một nghiên cứu ở chuột thì các nhà khoa học dùng hàm lượng chiết xuất cây đậu biếc rất cao. Nhưng vẫn không thấy có hiện tượng ngộ độc nào. Tuy nhiên, bạn cũng nên dùng lượng trà vừa phải hàng ngày. Không nên lạm dụng dùng trà thay nước lọc.

Tiến là một trong các Trà Nô của Danh Trà. Anh là đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm trà ở Thái Nguyên.